Chống thấm nhà vệ sinh là công tác xây dựng không thể thiếu trước và sau khi thi công bất cứ hạng mục công trình nào. Việc cân nhắc thực hiện xem dùng loại vật liệu nào tốt nhất là một trong những vấn đề đầu tiên mà chúng ta cần lưu tâm. Trong đó, phương án vẫn được đông đảo các chủ thầu xây dựng lựa chọn một cách phổ biến có lẽ là sử dụng sika.
Biểu hiện của các sự cố thấm dột điển hình tại nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh nhà bạn đang có hiện tượng bị thấm dột ngày một nhiều. Tại các góc tường và trần nhà vệ sinh đã xuất hiện các vết loang lổ nấm mốc. Vào những hôm trời mưa to, kéo dài, trên trần nhà vệ sinh có nước đọng giọt. Điều này gây nhiều phiền toái, bất tiện cho mọi người trong sinh hoạt thường ngày. Môi trường ẩm ướt chính là điều kiện thuận lợi nhất để các vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát triển mạnh mẽ.
>>> Cần phải triển khai công tác chống thấm sàn nhà vệ sinh càng sớm càng tốt.
Trong cấu trúc nhà ống phổ biến hiện nay đều tận dụng gầm cầu thang hoặc chiếu nghỉ để làm nhà vệ sinh. Đo đó công tác ngăn nước, hơi ẩm xâm nhập hạng mục này có nhiều đặc điểm giống việc thực hiện chống thấm tầng hầm hoặc chống thấm bể nước. Sika là vật liệu chống thấm mang lại hiệu quả tốt nhất cho các hạng mục này. Thực hiện ngăn thấm dột bằng Sika đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng quy trình kỹ thuật như sau:
1 . Chuẩn bị bề mặt thi công chống thấm dột
>>> Vệ sinh sạch sẽ toàn bộ diện tích sàn, tường toilet là công tác chuẩn bị đầu tiên để tăng độ bám dính của vật liệu chống thấm dột. Với các nhà vệ sinh của tòa nhà có diện tích lớn nên dùng máy vệ sinh công nghiệp hỗ trợ xử lý để rút ngắn thời gian thi công. Các bề mặt này cần phẳng, ít thô ráp nhưng không được quá nhẵn để đảm bảo độ bám dính của vật liệu sử dụng.
>>> Đối với các vị trí cổ ống nước, cần đục tạo rãnh rồi vệ sinh sạch sẽ mọi bụi bẩn, vữa vụn cũ trước khi đổ vữa mới trám kín khe hở.
>>> Kỹ thuật viên chống thấm nhà vệ sinh bằng sika cũng phát hiện và xử lý tất cả những vị trí bị rò rỉ nước. Nếu nhà vệ sinh bị thấm dột ở sàn hoặc tường thì việc lột gạch sàn tại đó để thực hiện gia cố khả năng chống thấm là hết sức cần thiết.
2 . Tiến hành thi công chống thấm nhà vệ sinh
>>> Quét lớp hồ dầu Sika Latex trộn với xi măng lên bề mặt sàn, chân tường nhà vệ sinh. Sau đó rải lớp lưới Fiber Glass lên trên lớp hỗn hợp vừa xong. Giữ nguyên lớp lưới này sau 2 giờ sẽ phủ hỗn hợp sệt của Sika Latex với vữa hồ dầu xi măng.
>>> Sau 10 -12 giờ, tiến hành phun dung dịch Water Seal lên bề mặt bê tông sàn, tường nhà vệ sinh. Độ dầy của lớp dung dịch này thường khoảng 40 – 50cm. Sau đó 2 – 3 giờ rồi đổ lớp tiếp theo với tỉ lệ 5m2 dùng 1 lít dung dịch và để nguyên trong khoảng 4 – 5 giờ liên tục.
>>> Trộn đều và quét 2 lớp Master Seal 540 sao cho hướng quét của 2 lớp này tạo thành góc vuông với nhau. Sau khoảng 10 -12 tiếng, lớp Master Seal sẽ khô se. Bạn tiếp tục phủ lớp hỗn hợp vữa Latex với xi măng hồ dầu lên trên.
>>> Giữ nguyên hiện trạng trong 12 giờ rồi tiến hành bơm nước ngâm trong vòng 24 giờ để kiểm tra kết quả chống thấm dột trước khi lát gạch ngăn ngấm nước ở mặt sàn, mặt tường nhà vệ sinh.
Trên đây là những thông tin cơ bản của quy trình chuẩn thực hiện chống thấm dột bằng vật liệu Sika. Chỉ những người thợ kỹ thuật có trình độ tay nghề vững vàng, làm việc tận tâm và vật liệu Sika đúng nguồn gốc mới mang lại hiệu quả cao nhất cho quy trình này. Điều này luôn được đáp ứng đầy đủ, đúng chuẩn ở dịch vụ chống thấm nhà vệ sinh của Công ty Bách Khoa.
Phương pháp chống thấm nhà vệ sinh tốt nhất hiện nay. Đây được cho là phương pháp tốt và phù hợp nhất với các khu vực ẩm ướt
Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ, vui lòng liên hệ hotline 096 424 6068
Xin chân thành cảm ơn!