Nội Dung Chính
Có lẽ, sử dụng màng gốc bitum để chống thấm hố pít thang máy là phương pháp an toàn- hiệu quả và rẻ nhất hiện nay. Nhưng cũng quan trọng ở tay nghề thợ thi công phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn. Biết phải làm sao cho tốt nhất dựa trên thực tế công việc.
Tay nghề người thợ luôn quyết định công việc rất cao. Thời gian- chất lượng và độ chính xác luôn phải nhờ đến tay nghề khi đã chọn vật liệu tốt rồi.
Hãy liên hệ ngay: 0964.246.068.
Để có cho mình những người thợ chống ngấm dột tốt nhất.
Chi tiết cách chống thấm hố pít thang máy bằng màng gốc bitum.
Hố thang máy thường là nơi thấp nhất. Nó như một bể cạn nằm dưới móng nhà. Do vậy nên rất dễ bị nước ngấm từ lòng đất vào, hoặc bị nước từ trên rơi xuống và ứ đọng tại đây.
Chính bởi vậy cần chú trọng việc chống thấm hố pít thang máy tốt nhất để bảo vệ chính nhà bạn và cả khoang thang máy.
Chúng ta sẽ đi tìm hiểu cách chống thấm bằng màng gốc bitum hiệu quả. Chi phí cũng rất phù hợp.
Đầu tiên cần chuẩn bị mặt bằng.
Dù là hố thang máy cũ hay mới chúng ta đều cần tạo mặt bằng phẳng. Loại bỏ hết những gì liên kết yếu với cốt của thân hố. Chúng ta sẽ sử dụng máy mài có kèm chổi sắt để làm sạch bề mặt. Loại bỏ vữa hay bê tông yếu đi.
Tiếp đó sử dụng xi măng tinh pha đặc để bít những lỗ sâu trong toàn bộ khoang hố.
Phun một lớp lót chống thấm để tăng khả năng liên kết giữa màng bi tum chuẩn bị thi công với hố pít. Việc này cũng tăng khả năng chống thấm ngược tốt hơn cho khu vực này.
Tham khảo: Bít vết nứt bê tông hiệu quả nếu hố thang máy của bạn gặp phải.
Thi công chống thấm hố pit thang máy bằng màng bitum.
Chúng ta sẽ thi công phần đáy hố và phần thành hố cao khoảng 50cm đến 1m. Tùy thuộc vào thực tế hố và khoang của từng loại thang máy.
Lưu ý thi công những điểm góc tường, những cạnh gập trước.
Trước tiên thợ thi công sẽ trải đều hết bề mặt cần chống thấm. Để đo và định lượng và cắt màng ra thành từng tấm riêng biệt cho từng vị trí. Rồi sẽ cuộn lại thành cuộn tròn. Để vào từng góc để chuẩn bị cho việc khò nóng.
Chúng ta sẽ làm từ trên thành xuống. Nên thi công 2 người.
Dùng khò nhiệt. Đốt chảy bề mặt keo của màng. Người thợ thứ 2 dùng bay sắt cán màng cho dính vào bề mặt thi công. Và miết mạnh để đuổi không khí bên trong ra ngoài. Tại những điểm góc gấp. Cần đặc biệt chú ý về việc ấn đuổi khí.
Thi công như vậy đến khi toàn bộ mặt bằng được phủ kín màng bitum. Nếu màng phải làm bằng nhiều tấm. Thì cần phải chồng mép tiếp giáp ít nhất 7cm -10cm.
Như vậy thì chống thấm hố pít thang máy mới đạt hiệu quả tốt nhất.
Khi màng khô và kết dính có thể đổ nước vào. Quan sát xe m đã ngăn nước tốt nhất chưa.
Tạo bề mặt bên ngoài.
Tùy thuộc vào nhu cầu và đặc điểm của mỗi công trình. Mà thợ chống thấm sẽ thi công bề mặt khác nhau. Việc này không ảnh hưởng đến việc thấm dột. Mà chỉ để bảo vệ màng cho tránh và chạm với khoang thang máy khi vận hành.
Và cũng để tiện cho những thiết bị vận hành thang máy đặt vào như: Đệm êm, ray định vị…
Bạn có thể lựa chọn là dùng vữa, sơn hay có thể cứ để không bề mặt của màng bitum như khi thi công cũng được. Đây chỉ là yêu cầu phụ của chính chủ nhà mong muốn mà thôi.
Như vậy việc chống thấm đã hoàn tất rồi.