Nội Dung Chính
Đối với đặc thù thời tiết nóng ẩm mưa nhiều của khí hậu tại Việt Nam. Mà đặc biệt là khu vực các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương,… Lưu lượng mưa lớn, độ ẩm cao khiến cho các công trình luôn đối mặt với tình trạng thấm dột. Chính vì thế nên hoạt động chống thấm triệt để luôn được quán triệt như một công tác bắt buộc.
Tuy nhiên, để có thể đảm bảo hiệu quả xử lý thi công như mong đợi. Đứng trước mỗi hạng mục chống thấm dột, chắc chắn cần có những cân nhắc hợp lý. Điển hình như việc chọn vật liệu thích hợp nhất cho công trình.
Trong số những lựa chọn thường được các chuyên gia thi công cân nhắc. Hóa chất chống thấm dạng lỏng và màng dán chống thấm được xem là 2 giải pháp được nhắc đến nhiều nhất. Song không phải trong mọi trường hợp, việc áp dụng chúng là giống nhau. Vậy làm sao để biết, chúng ta nên lựa chọn loại vật liệu nào cho công trình?
NÊN DÙNG HÓA CHẤT CHỐNG THẤM DẠNG LỎNG HAY MÀNG DÁN CHỐNG THẤM?
Thực tế thì mỗi loại vật liệu đều có những ưu nhược điểm và tính ứng dụng khác nhau. Đối với các loại hóa chất chống thấm dạng lỏng hay màng dán chống thấm cũng vậy. Để có thể quyết định chính xác đâu là phương án tối ưu nhất. Chúng ta sẽ cần đánh giá chúng dựa trên một số đặc điểm nhất định. Cụ thể như là:
1 . Hiệu quả chống thấm
Khi bàn về hiệu quả chống thấm dột, có lẽ cả 2 đều là giải pháp hoàn hảo. Nếu màng dán với sự dày dặn, đàn hồi cao. Nó có thể trở thành lớp bảo vệ chắc chắn cho công trình trước tác động của thời tiết. Đặc biệt là sự xâm nhập của nước mưa, kiềm, axit trong môi trường. Thì các loại hóa chất dạng lỏng có khả năng thẩm thấu, phản ứng silic tạo nên màng tinh thể chắc chắn tồn tại vĩnh viễn cùng vật liệu xây dựng. Chúng mang đến khả năng chống nước từ bên trong, không lo bào mòn, hư hao.
Do đó, khi cân nhắc về tính chống thấm, bạn hoàn toàn có thể an tâm khi đặt niềm tin vào 1 trong 2 loại vật liệu này.
2 . Độ bền, tuổi thọ
Các lớp màng dán có chức năng bảo về bên ngoài. Nó thay công trình hứng chịu hết những tác động và sự bào mòn. Chính vì thế, tuổi thọ của nó thường ngắn hơn công trình. Tuy nhiên, trong thực tế thì độ bền của loại vật liệu này đo lường cũng phải vào 20 – 30 năm là ít.
Đối với hóa chất thẩm thấu, chúng tồn tại song song cùng công trình. Có thể nói, tuổi thọ của công trình cũng là tuổi thọ của vật liệu. Xét về tiêu chí này, các loại hóa chất chống thấm dạng lỏng có ưu thế hơn.
3 . Kỹ thuật thi công
Trong 2 dòng vật liệu, hóa chất dạng lỏng thường được cân nhắc trước hết vì sự tiện lợi trong thi công. Nó không đòi hỏi kỹ thuật xử lý quá cao. Các hoạt động lăn, phun quét phủ vật liệu không quá khó khăn. Chính vì thế, các dòng sản phẩm như hóa chất chống thấm tinh thể Water Seal DPC khá được ưa chuộng.
Ngược lại, với màng dán bao gồm cả loại màng tự dính và màng khò nóng. Chúng đòi hỏi kỹ thuật tay nghề cao. Nhất là khi xử lý các vị trí chồng mép giữa các tấm màng với nhau. Bên cạnh đó, màng dán đòi hỏi tiêu chuẩn cao hơn về bề mặt thi công. Nó đòi hỏi công trình phải được làm sạch, nhẵn, trám các vết lồi lõm trước rồi mới tiến hành dán được.
4 . Ứng dụng – chi phí
Nếu hóa chất chống thấm dạng lỏng chỉ ứng dụng trong các hoạt động xử lý trên chất liệu bê tông. Thì màng dán có tính ứng dụng cao hơn. Nó không quá kén chọn vật liệu trong ứng dụng.
Bên cạnh đó, chi phí và thời gian dùng trong phương pháp thi công với hóa chất cũng tốn kém hơn. Đây cũng là kỹ thuật chịu nhiều tác động của điều kiện thời tiết hơn. Xét về tiêu chí này, màng dán lại được xem là vật liệu tối ưu hơn cả.
KẾT LUẬN
Có thể nói mỗi một phương án đều có mặt lợi, hại và ưu nhược điểm riêng. Điều quan trọng là phải dựa trên sự tương thích và yêu cầu thi công của mỗi công trình. Để từ đó, xác định phương án xử lý phù hợp nhất.
Quý khách hàng nếu vẫn còn băn khoăn, có thể trực tiếp liên hệ: 096 424 6068
Kỹ thuật viên của Quyết Tiên sẽ nhanh chóng hỗ trợ quý khách với những thông tin tư vấn chính xác nhất.
Trân trọng!