Nội Dung Chính
Tường nhà, mà đặc biệt là chân tường bị thấm ẩm là hiện tượng phổ biến ở các công trình cũ.. Nguyên nhân phát sinh sự cố thường là:
+ Do công trình bỏ qua hoạt động xử lý chống thấm chân tường triệt để
+ Chân tường không thi công móng bê tông cách ẩm
+ Có móng bê tông cách ẩm nhưng tôn nền cao hơn giằng móng
+ Nhà ngay kề ao hồ khiến cho nước xâm nhập mạnh mẽ hơn
Trong nhiều trường hợp, tình trạng này không chỉ diễn ra ở nhà cũ. Ngay các công trình mới cũng có hiện tượng bong tróc sơn, thấm ẩm nước. Điều này đe dọa không chỉ mỹ quan của ngôi nhà. Mà hơn thế, là tình trạng xuống cấp, giảm chất lượng kiên cố của kết cấu.
Bạn đã biết phương pháp xử lý chống thấm chân tường triệt để nào chưa?
KỸ THUẬT CHỐNG THẤM CHÂN TƯỜNG BẰNG WATER SEAL DPC
Đây là một trong những kỹ thuật được ưu tiên sử dụng phổ biến bởi lẽ:
+ Hóa chất chống thấm Water Seal DPC có khả năng thẩm thấu cực tốt với bê tông, vữa, gạch,…
+ Water seal có khả năng Silic không hòa tan, bịt kín toàn bộ các mao mạch
+ Độ bền chống thấm tương đối lâu dài, trung bình 30 – 50 năm
+ Là phương pháp thi công đảm bảo hiệu quả triệt để nhất cho khu vực chân tường.
1 . Chuẩn bị vật liệu
+ Water Seal DPC chống thấm dột với liều lượng đủ
+ Vữa chống thấm gốc xi măng tinh thể thẩm thấu dùng cho hoạt động thi công
+ Các trang bị máy móc, công cụ, dụng cụ và nhân lực phù hợp
2 . Quy trình xử lý chống thấm chân tường bằng Water Seal DPC
Bước 1: Xử lý bề mặt
Đục bỏ toàn bộ vữa đã hư hỏng ở chân tường. Trung bình đục khoảng 30 – 40 cm tính từ sàn nhà lên. Sau khi đục, thì vệ sinh sạch sẽ khu vực cần xử lý.
Bước 2: Khoan tường
Dùng máy khoan khoan nghiêng theo góc 45 độ. Độ cao mũi khoan so với nền khoảng 20cm. Với tường đơn, độ sâu mũi khoan là 11cm. Với tường đôi, khoan 2 hàng, hàng thứ nhất độ sâu là 11cm. Hàng thứ 2, mũi khoan 23 – 24cm. Chú ý góc nghiêng luôn để 45 độ. Khoan từ từ để hạn chế tác động đến gạch, không khoan thủng tường.
Bước 3: Vệ sinh lỗ khoan
Dùng máy thổi hơi thổi sạch bụi bẩn và tạp chất trong lỗ khoan. Xịt 1 ít nước vào sau đó đặt ống dẫn hóa chất. Dùng vữa bịt miệng lỗ khoan với thân ống để không cho hóa chất chảy ra ngoài.
Bước 4: Đổ hóa chất chống thấm chân tường Water Seal DPC
Trộn đều hóa chất sau đó đổ vào bình chứa. Rót từ từ vào các lỗ khoan đã chuẩn bị. Rót nhiều lần liên lục, mỗi lần 30 – 35ml để dung dịch thấm no vào các mạch tường. Định mức sử dụng: tường đôi cần khoảng 3 lít /mét, tường đơn 1,5 lít/mét.
Theo dõi liên tục quá trình bơm cho đến khi các mạch ẩm nước thì mới kết thúc. Thông thường, quá trình bơm hóa chất chống thấm tường mất khoảng 3h đồng hồ.
Bước 5: Kết thúc hoàn thiện
Khi đã bơm no hóa chất, tiến hành tháo xi lanh. Khu vực nào chưa đạt, thì khoan thêm lỗ và bơm hóa chất bổ sung.
LIÊN HỆ TƯ VẤN THI CÔNG
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến hoạt động thi công chống thấm chân tường. Quý khách hàng nếu còn thắc mắc, xin vui lòng liên hệ ngay:
QUYẾT TIẾN – 096 424 6068
Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những tin tức hữu ích và chính xác nhất.
Trân trọng!
=> Xem thêm: Sơn chống thấm cho tường nhà mới xây khi nào?