Hướng dẫn cách xử lý nứt bê tông hiệu quả nhất từ A-Z

Nứt bê tông hiện nay đang là một trong những hiện tượng xảy rất phổ biến ở những công trình nhà dân dụng. Theo thời gian thì các vết nứt này ngày một phát triển hơn kéo theo sự rò rỉ nước đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình ăn mòn làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của công trình. Chính vì lẽ đó, việc nhận định được nguyên nhân từ đó đưa ra phương pháp xử lý là một điều hết sức quan trọng. Vậy hãy cùng chống thấm Bách Khoa Quyết Tiến đi tìm hiểu giải pháp khắc phục vấn đề này nhé!

1. Hiện tượng bê tông bị nứt

Có thể thấy hiện tượng nứt bê tông thường xuất hiện ở những kết cấu như: sàn, tường, mái, đập thủy điện, cầu hay cảng. Và hiện tượng này nếu không được khắc phục và xử lý thì lâu dần sẽ gây ảnh hưởng lớn đến kết cấu xây dựng đồng thời khiến cho chất lượng công trình xuống cấp đáng kể.

Hiện tượng bê tông bị nứt

2. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng nứt bê tông 

Vết nứt trong kết cấu bê tông xuất hiện bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau kể đến như là: khí hậu, quá trình thi công, vật liệu. Thông thường vết nứt được phân loại như sau:

– Nguyên nhân hình thành

  • Tác động ngoại lực trong suốt quá trình sử dụng làm hình thành vết nứt.
  • Xuất hiện vết nứt do sự ăn mòn cốt thép.
  • Hình thành vết nứt bởi tác động của cốt thép ứng lực trước lên bê tông.
  • Vết nứt sinh ra do hiện tượng co ngót bê tông, độ nhiệt ẩm, quá trình thi công bê tông quá kém.

– Mức độ nguy hiểm

  • Vết nứt cảnh báo tình trạng nguy hiểm của cấu trúc xây dựng.
  • Vết nứt khiến tuổi thọ kết cấu giảm.
  • Vết nứt làm thúc đẩy độ thấm nước của bê tông.
  • Vết nứt thường không vượt quá mức cho phép.

3. Phương pháp xử lý vết nứt trên bê tông

3.1. Dùng xy lanh bơm để xử lý với độ dày bê tông từ 30cm trở xuống

Bước đầu tiên: Loại bỏ sạch các tạp chất và bụi bẩn trên bề mặt vết nứt.

Tiếp theo: Cần xác định những điểm gắn xy lanh.

Tiếp theo nữa: Tiến hành gắn bát nhựa khớp vào tâm vết nứt và đảm bảo khoảng cách giữa 2 bát nhựa trong tầm 15cm đến 20cm. Sau đó trám keo sikadur 731 xuyên suốt vết nứt để tránh tình trạng khi bơm keo tràn ra ngoài.

Kế tiếp: Hút keo sikadur 752 vào xy lanh và gắn xy lanh lên các bát đã gắn từ trước nhựa trên sau khi trám keo khô. Khi xy lanh đầu đã hết keo thì gắn thêm xy lanh thứ hai tại cùng một điểm rồi bơm keo từ từ cho đến khi không nhận nữa.

Cuối cùng: Rút xy lanh ra khi keo đã đóng rắn và làm phẳng vị trí vết nứt.

Dùng xy lanh bơm để xử lý với độ dày bê tông từ 30cm trở xuống

3.2. Sử dụng máy bơm áp lực với độ dày bê tông trên 30cm

  • Bước 1: Cắt mở rộng vết nứt  với chiều sâu 2cm bằng máy cắt cầm tay.
  • Bước 2: Chúng ta tiến hành bắt kim bơm 10cm vào vết nứt, lưu ý các kim bơm cách nhau 20cm. Tiếp đến đem trám đường nứt đã mở rộng bằng keo Epoxy 731.
  • Bước 3: Sử dụng máy bơm áp lực cao bơm keo vào vết nứt.
  • Bước 4: Sau khi keo đã đóng rắn được 6 giờ tiến hành tháo kim và làm phẳng lại vị trí thi công.
Sử dụng máy bơm áp lực với độ dày bê tông trên 30cm

Ai trong chúng ta có nhu cầu xử lý vết nứt bê tông thì hãy nhấc máy lên và gọi ngay tới số hotline: 0979.192.788 để được tư vấn đưa ra phương án xử lý tối ưu nhất.

Call Now Button