Nội Dung Chính
Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng miếng dán chống thấm cho các bề mặt công trình nhưng lại chưa biết phải chọn loại chống thấm nào. Đừng quá lo lắng, cùng chongthamnguoc.net tìm hiểu về các loại miếng dán chống thấm tốt nhất hiện nay nhé.
1. Miếng dán chống thấm là gì?
Miếng dán chống thấm là một loại vật liệu dùng để chống thấm dột cho các công trình xây dựng, gồm 2 loại: băng keo và màng chống tự dính
Miếng dán chống thấm bao gồm 3 thành phần:
+ Chất keo: dãn nở trên các loại bề mặt khác nhau, kể cả nước, an toàn cho con người và môi trường.
+ Bề mặt nhôm: bảo vệ chất keo, chống oxy hóa và ngăn tia cực tím.
+ Màng chống dính: bảo vệ bề mặt keo, tháo gỡ dễ dàng.
2. Ưu, nhược điểm của miếng dán chống thấm
– Ưu điểm
+ Sử dụng được trên nhiều bề mặt khác nhau với độ kết dính tốt.
+ Chịu được biên độ nhiệt lớn, chống được tia UV.
+ Dễ dàng thi công, có thể sơn bên trên sau khi thi công xong.
+ Giá cả phải chăng, che phủ tốt, đa dạng sản phẩm.
– Nhược điểm
Hạn chế sử dụng cho các bề mặt bị thấm quá nặng hay diện tích quá lớn.
Nếu gặp phải những trường hợp này, bạn có thể liên hệ website chongthamnguoc.net hoặc hotline 0979 192 788 để được giúp đỡ.
3. Top những loại miếng dán chống thấm ưa chuộng nhất
– Miếng dán Sika MultiSeal
Loại miếng dán chống thấm này có độ bền cao, độ dính tốt, có khả năng chịu được đàn hồi, áp lực, không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi thời tiết.
– Màng tự dính Lemax
Được sử dụng trực tiếp cho mái nhà, bể chứa, tường ngăn, nền nhà,…mà không cần nhiệt, Lemax có độ đàn hồi cao, có thể tự bịt kín và tự bảo vệ. Lemax dùng an toàn, sạch sẽ và dễ thao tác.
– Màng tự dính Hdpe
Loại màng chống thấm này thường được sử dụng cho các loại đáy hồ, kênh mương, thủy điện,… Hdpe có độ co dãn tốt, độ bền cao đến 50 năm, dễ dàng vận chuyển, chống được tia UV và biên độ nhiệt -25 đến 85*C.
– Màng tự dính Bitustick
Bitustick dễ dàng thi công mà không cần đến nhiệt, có độ bám dính cao, độ bền tốt, chống được nước, chống được sự ăn mòn của bazơ và axit.
– Màng tự dính Bitumex
Bitumex thường được sử dụng để chống thấm cho sàn nhà, bể nước, mái nhà,… Nó có độ đàn hồi cao, giá rẻ và thi công dễ dàng.
– Màng tự dính Autotak
Màng chống thấm Autotak giúp bảo vệ và chống thấm cho các khe nứt, lỗ thủng nhỏ của bể chứa, mái nhà, sàn nhà, tường ngăn,…Autotak thi công không cần nhiệt, có độ đàn hồi cao và có khả năng chịu đựng sự co dãn mạnh.
– Băng keo X’traseal BT-330
Được sử dụng cho các loại khung cửa, lan can, mái lớp,… Băng keo X’traseal BT-330 có khả năng chống thấm dột rất hiệu quả, có độ bền dài, dễ dàng sử dụng.
– Băng keo Bosui
Bosui có độ dính cao, khó bị bong tróc và rất dẻo dai. Bosui có thể sử dụng trên nhiều bề mặt khác nhau, chống nước, chống nhiệt tốt, có thể dùng trong trường hợp chống nóng.
4. Cách sử dụng miếng dán chống thấm
4.1. Chuẩn bị bề mặt sắp thi công
+ Làm sạch các loại bụi bẩn trên bề mặt, có thể sử dụng máy mài để đảm bảo bề mặt được bằng phẳng nhất có thể. Sau khi làm sạch thì nên để bề mặt khô ráo rồi mới tiến hành chống thấm.
+ Nếu bề mặt bị rỗ có thể sơn lót bitum 1 lớp rồi để trong 1 giờ cho khô.
+ Dùng máy khò để làm nóng bề mặt, đảm bảo nhiệt độ trên 100*C trong suốt quá trình thi công.
4.2. Tiến hành chống thấm
Tùy từng bề mặt mà sẽ có quá trình chống thấm khác nhau. Để biết cách thức chống thấm cho từng công trình khác nhau như mái nhà, tường, nền nhà, tầng hầm,… bạn có thể tham khảo tại chongthamnguoc.net
Hy vọng bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích về các loại miếng dán chống thấm. Nếu có nhu cầu tìm dịch vụ chống thấm cho các công trình uy tín, chất lượng, hãy liên hệ ngay website chongthamnguoc.net hoặc hotline 0979 192 788 để được hỗ trợ chi tiết nhé.