Trong thi công chống thấm dột công trình xây dựng, có 2 dòng sản phẩm luôn cạnh tranh nhau đó là:
+ Màng khò nóng chống thấm
+ Màng chống thấm nhũ tương
Thực tế thì đều có chức năng tạo lớp màng bảo vệ trên bề mặt thi công để ngăn nước. Xong 2 dòng sản phẩm này lại không hề giống nhau về cấu tạo và kỹ thuật thi công. Chính vì thế, vẫn có rất nhiều băn khoăn xoay quanh vấn đề nên sử dụng màng khò nóng hay màng chống thấm nhũ tương thì hiệu quả hơn.
Sau đây, cùng thử phân tích đánh giá 2 vật liệu chống thấm này dựa trên một số tiêu chí. Hi vọng, nhờ vào đó, bạn sẽ có được câu trả lời hài lòng nhất.
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MÀNG KHÒ NÓNG – MÀNG CHỐNG THẤM NHŨ TƯƠNG
Cả 2 vật liệu thi công này đều được công nhận rộng rãi bởi:
+ Khả năng ngăn nước triệt để
+ Độ co giãn đàn hồi tốt
+ Độ bền cao, có khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt như ở Việt Nam
+ Chống nóng, chống nhiệt, cách điện tốt
Tuy nhiên, so sánh thì màng khò nóng thường dày dặn hơn. Song lại chỉ thích ứng cao nhất với bề mặt bê tông. Điển hình như:
+ Dùng màng khò nóng chống
Trong khi đó, màng chống thấm nhũ tương như Polycoat hay Plastimul có thể bám dính tốt trên nhiều chất liệu. Đó như là: bê tông, kim loại, gỗ,… Do vậy ứng dụng màng nhũ tương khá rộng rãi trong các hoạt động như:
+ Chống thấm seno, sàn mái bê tông
+ Thi công chống thấm đáy tầng hầm các công trình
+ Chống thấm ao hồ nuôi thả cá kiểng
+ Chống thấm dột mái tôn
+ Các hoạt động chống thấm dột khác
>>> Màng chống thấm nhũ tương có tính ứng dụng cao hơn. Nhưng màng khò nóng lại nổi trội hơn bởi cấu tạo dày dặn, chống nước triệt để.
KỸ THUẬT THI CÔNG
Màng khò nóng là vật liệu dạng thể rắn, khi thi công cần đèn khò khí ga đốt nóng chảy. Rồi dán chặt xuống bề mặt bê tông cần chống thấm dột. Mọi sai sót có thể khiến cho hiệu quả không được đảm bảo. Đặc biệt là khi thi công ở các vị trí gấp khúc, lồi lõm hay điểm ghép nối. Nhìn chung phương pháp này tương đối khó và phụ thuộc lớn vào tay nghề của thợ.
Đối với màng chống thấm nhũ tương, đây là vật liệu ở dạng thể lỏng. Kỹ thuật thi công áp dụng là thi công nguội. Thông thường, sử dụng màng nhũ tương nguyên chất phủ lên bề mặt đã được xử lý. So sánh thì phương pháp này dễ thực hiện nhiều hơn. Vì màng ở dạng lỏng nên hoạt động quét phủ đơn giản hơn. Nó không phụ thuộc quá nhiều vào tay nghề của thợ thi công.
Trên đây là đặc điểm so sánh cơ bản nhất của 2 loại vật liệu chống thấm dột này. Để có thể lựa chọn được giải pháp phù hợp. Chúng ta sẽ căn cứ vào chúng và đặc thù của công trình thi công.
Quý khách hàng quan tâm và có nhu cầu cần được hỗ trợ chi tiết, xin vui lòng liên hệ:
Hotline : 096 424 6068
Rất hân hạnh được tiếp đón & phục vụ!