Chất làm cứng nền Liquid Hardener là gì? Ưu điểm và ứng dụng ra sao?

Chất làm cứng nền Liquid Hardener là gì? Nó gồm các đặc tính gì? Ưu, nhược điểm của dòng sản phẩm này ra sao? Hãy cùng chúng tôi đi sâu tìm hiểu qua bài viết này!

1. Chất làm cứng nền Liquid Hardener là gì?

Liquid Hardener là gì?

Liquid Hardener là gì?

Liquid Hardener là một sản phẩm có xuất xứ từ Hàn Quốc, được sử dụng khá nhiều trong lĩn vực xây dựng. Nó được hiểu như một chất làm cứng nền, sàn nhà dưới dạng lỏng với mục đích giữ cho bề mặt nền, sàn được sạch sẽ, không bị ô nhiễm, vấy bẩn bởi các tác nhân như: Bụi, tạp chất. Đồng thời,  Liquid Hardener còn giúp bề mặt bê tông thêm chắc chắn, rắn và gắn kết hơn vì chúng có sự hình thành tinh thể rắn (từ phản ứng với nước vôi tạo thụ cẩm khi ngậm xi măng)

2. Liquid Hardener gồm những đặc tính nào?

Liquid Hardener gồm những đặc tính nào?

Liquid Hardener gồm những đặc tính nào?

Chất làm cứng nền Liquid Hardener mang đến cho người dùng những đặc tính như sau:

– Làm tăng sức mài mòn của bề mặt bê tông vì bản chất của Liquid Hardener là một tinh thể rắn, được tạo ra từ mao mạch của bề mặt bê tông

– Có tác dụng thúc đẩy độ thẩm thấu của bề mặt bê tông dày từ 6-7 mm

– Cực dễ để thi công và đưa vào dùng mà không gặp phải bất cứ khó khăn gì

– Ngăn chặn tác động xấu của thời tiết tới bề mặt bê tông

– Ngừa nấm mốc phát sinh cũng như các vi khuẩn gây ăn mòn

– Ngăn chặn bê tông chuyển mà vàng theo dấu vết thời gian

– Rất an toàn với môi trường

3. Ưu, nhược điểm của Liquid Hardener

Ưu, nhược điểm của Liquid Hardener như sau:

a. Về ưu điểm

– Rất dễ dàng để thi công

– Không cần có quá nhiều kỹ năng đặc biệt

– Tiết kiệm chi phí đi đáng lể

– Rút ngắn thời gian thi công cực lớn, từ đó đảm bảo tiến độ hoàn thành công việc cao

– Loại bỏ dấu vết bánh xe do xe cộ qua lại một cách hoàn hảo nhất

– Có độ bóng sàn bê tông vĩnh cửu

b. Nhược điểm

Tuy có nhiều lợi ích nổi trội xong chất làm cứng Liquid hardener vẫn tồn tại một số hạn chế, đó là:

  • Không có màu sắc
  • Hơi bị bóng, loáng sau khi sơn

4. Thông số kỹ thuật Liquid Hardener

Bảng thông số kỹ thuật của chất làm cứng nền Liquid Hardener được biểu diễn như sau:

  • Dạng / màu: dạng lỏng, trong suốt.
  • Đóng gói: 18L/thùng.
  • Độ thẩm thấu Chlorid: 1,7 mm
  • Độ sâu cacbonat: 4,8 mm
  • Tỷ lệ thấm; 0,75%
  • Hệ số hấp thụ nước: 0,64%
  • Độ bền va đập: 45 (N/m2)
  • Cường độ bám dính: 0,69 (N/m2)
  • Lượng tiêu hao trên bề mặt bê tông phẳng: 0,25-0,3%
  • Lượng tiêu hao trên bề mặt bê tông không bằng phẳng: 0,3-0,5%
  • Bề mặt bê tông xấu: Trên 0,5 lít

5. Hướng dẫn sử dụng sản phẩm Liquid Hardener

Cách sử dụng Liquid Hardener ra sao?

Cách sử dụng Liquid Hardener ra sao?

Cách sử dụng sản phẩm Liquid Hardener cần phải trải qua các bước sau:

  • Bước 1: Bạn hãy làm sạch bề mặt bê tông hoặc vữa. Sau đó, để nguyên cho khô hẳn
  • Bước 2: Tiến hành phun lớp đầu tiên bằng cách sử dụng máy xoa Hardener lên bề mặt nhằm mục đích giúp chúng thẩm thấu đều, không để xảy ra tình trạng tạo bọt
  • Bước 2: Tiến hành phun lớp thứ hau cách lớp thứ nhất 5-6 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, việc phun lớp 2 còn phải dựa vào tình hình thời tiết để chỉnh đốn thời điểm làm sao cho hợp lý nhất

6. Lưu ý về điều kiện bảo quản

– Điều kiện bảo quản sản phẩm là trong 24 tháng tính từ ngày sản xuất với quy cách giữ nguyên sản phẩm trong thùng, không được mở nắp, còn nguyên niêm phong

– Được lưu trữ ở nơi khô ráo, với nền nhiệt độ trong khoảng từ 5-30 độ C. Tuy nhiên, không được để cho sản phẩm đóng băng

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về: Chất làm cứng nền Liquid Hardener là gì? Ưu điểm và ứng dụng ra sao? Hy vọng rằng, bạn sẽ có nhiều thông tin bổ ích sau khi đọc xong bài viết này!

 

Call Now Button