Các phương pháp chống thấm tường nhà liền kề hiệu quả

Hiện tượng thấm nước ở các nhà có vách tường tiếp giáp nhau trong mùa mưa là nỗi lo lắng của nhiều gia đình, đặc biệt tại các đô thị lớn – nơi có mật độ dân số cao và nhiều công trình nhà ở được xây dựng san sát nhau.  Tuy nhiên, đây là một vấn đề rất khó xử lý. Bởi vì nếu như không có kinh nghiệm và chuyên môn thì chúng ta không thể biết được cách làm sao để chống thấm tường nhà liền kề hiệu quả. Vì vậy, ở bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ một số phương pháp mà bạn có thể áp dụng để khắc phục tình trạng này.

Nguyên nhân của hiện tượng thấm dột qua tường giữa hai nhà liền kề

Tình trạng thấm dột qua tường giữa hai nhà liền kề diễn ra phổ biến, nhất là vào mùa mưa. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt mà còn khiến cho công trình nhà ở xuống cấp trầm trọng nếu không được xử lý kịp thời. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm dột tường này là do đâu? Chúng ta có thể kể đến một số nguyên nhân sau:

  • Quá trình thi công chống thấm không đạt được hiệu quả do hạn chế về không gian, khó thực hiện các biện pháp tô trát chống thấm.
  • Khoảng cách giữa 2 tường nhà quá hẹp dễ tù đọng, tích tụ nước mưa.
  • Nền móng không chắc chắn khiến cho công trình bị sụt lún, tạo ra các khe nứt gây thấm dột.
  • Ngay từ khi xây dựng đã không thể tiến hành các biện pháp chống thấm từ ngoài vào.
  • Thấm dột từ tường nhà hàng xóm sang khi xây sát vách, đặc biệt tại các vị trí có hệ thống ống thoát nước âm tường.
  • Các biện pháp chống thấm không đảm bảo chất lượng, không phát huy được hiệu quả.

Nguyên nhân của hiện tượng thấm dột qua tường giữa hai nhà liền kề

Hậu quả khi không xử lý chống thấm nhà liền kề

Nếu không có các biện pháp xử lý hiện tượng thấm dột giữa 2 nhà, sẽ có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đến ngôi nhà của bạn như:

  • Ngôi nhà luôn trong tình trạng ẩm thấp, làm cho vật dụng, đồ nội thất bằng gỗ, đồ điện tử trong nhà dễ bị ẩm mốc, hư hỏng.
  • Ảnh hưởng đến kết cấu của công trình, tường nhà bị phân rã gây nứt nẻ, giảm tuổi thọ và khiến cho ngôi nhà xuống cấp nhanh chóng.
  • Làm mất giá trị thẩm mỹ của ngôi nhà do rêu mốc có điều kiện phát triển, tường nhà bị ẩm mốc, bong tróc, hỏng màu sơn.
  • Tạo môi trường thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn có hại sinh sôi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
  • Việc sửa chữa, bảo trì nhà ở tốn kém và mất nhiều thời gian.

Đây chỉ là một vài trong số rất nhiều tác hại của hiện tượng thấm dột tường nhà có thể xảy ra. Nếu bạn không có những biện pháp xử lý kịp thời nhằm ngăn chặn hiện tượng thấm dột thì về lâu dài nó sẽ gây hại nghiêm trọng cho ngôi nhà của bạn, thậm chí khó mà sửa chữa, bảo trì được. Vậy nên nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp hiệu quả để chống thấm tường nhà liền kề, thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở mục tiếp theo.

Hậu quả khi không xử lý chống thấm nhà liền kề

Các phương pháp chống thấm tường nhà liền kề hiệu quả

Áp dụng biện pháp chống thấm tại khe tiếp giáp giữa vách tường của 2 nhà

Hiện tượng thấm dột thường xảy ra tại các mặt tường tiếp giáp giữa các ngôi nhà. Nguyên nhân của việc này là do nước mưa bị ứ đọng lâu ngày tại vị trí khe hẹp giữa hai bức tường. Để khắc phục tình trạng này, người ta thường sử dụng biện pháp chống thấm bằng màng khò nóng bitum. Sở hữu khả năng bám dính tốt trên bề mặt bê tông, hiệu quả chống thấm nước cao cũng như thời gian thi công nhanh chóng, màng khò nóng bitum sẽ là lựa chọn phù hợp với nhiều hộ gia đình.

Áp dụng biện pháp chống thấm tại khe tiếp giáp giữa vách tường của 2 nhà

Ngoài ra, nhiều đơn vị thi công cũng áp dụng phương pháp chống thấm sika để giải quyết thấm dột. Phương pháp này có tính linh hoạt cao, bạn có thể áp dụng ở bất kỳ vị trí nào mà hiệu quả đem lại cũng rất tốt.

Chống thấm tường nhà liền kề từ khi bắt đầu xây

Việc áp dụng các biện pháp chống thấm từ khi bắt đầu thi công công trình là cách hiệu quả và tối ưu nhất. Nếu khoảng cách của khe tiếp giáp từ 5 đến 10cm thì sau khi hoàn thành công đoạn xây thô, người ta sẽ tiến hành tô trát chống thấm tại mặt tường tiếp giáp ngoài nhằm hạn chế nước mưa thấm qua tường.

Tại các vị trí dễ xảy ra thấm nước, bạn nên đặt gạch để ngăn nước chảy vào khe tiếp giáp. Trong quá trình xây hồ vữa, hãy trộn thêm chất chống thấm. Điều này sẽ khiến cho nước không thấm được theo mạch hồ xây vào tường.

Nếu nhà bạn được xây trước thì sẽ rất thuận lợi cho việc tô trát và chống thấm. Bạn có thể tham khảo một số chất chống thấm tốt như Sika, Kova CT11A hay các loại sơn chống thấm có tác dụng tương tự như Jutun hay Dulax.

Chống thấm tường nhà liền kề từ khi bắt đầu xây

Chống thấm tường nhà liền kề bằng tôn lá

Nếu hiện tượng thấm dột xảy ra sau một thời gian sử dụng ngôi nhà, bạn có thể dùng lá tôn để xử lý tình trạng này. Hãy lựa chọn những tấm tôn lá có độ dày từ 0.4 đến 0.5mm, đóng tại vị trí có khe tiếp giáp giữa hai nhà. Sau đó, dùng keo chống dột silicon tra vào các vị trí đóng đinh để tấm tôn cố định và không bị lung lay khi trời mưa gió.

Ngoài tôn lá, bạn cũng có thể thay thế bằng các tấm dán chống dột để dán lên bề mặt khe tiếp giáp. Đây cũng là một cách chống thấm tường vô cùng hiệu quả.

Chống thấm tường nhà liền kề bằng tôn lá

Chống thấm ngược cho tường tiếp giáp của nhà liền kề

Trong trường hợp ngôi nhà của bạn không thể áp dụng được các phương pháp xử lý thấm dột từ bên ngoài, bạn có thể áp dụng phương pháp chống thấm ngược.

Thông thường, người ta sẽ sử dụng vữa hồ SIKA 2 thành phần để trám trét lên tường nhà. Cách này sẽ được tiến hành theo các bước đơn giản như sau:

  • Bước 1: Trét chất chống thấm đã được đánh nhuyễn lên tường.
  • Bước 2: Sau đó đợi chất chống thấm khô lại, rồi thực hiện quét vữa hồ lên trên  như bình thường để bảo vệ chất chống thấm.

Tuy nhiên, với những tường nhà đã cũ hoặc xây dựng đã lâu. Việc tiến hành chống thấm ngược sẽ có nhiều công đoạn hơn. Cụ thể như sau:

  • Bước 1: Thực hiện sủi bỏ lớp sơn cũ và bộ matit, sau đó vệ sinh sạch sẽ các vị trí tường bị thấm dột.
  • Bước 2: Tạo hỗn hợp nhuyễn vừa phải được pha trộn giữa sơn KOVA CT11A và xi măng, rồi tiến hành sơn lên tường 1 lớp mỏng.
  • Bước 3: Đợi cho đến khi lớp sơn chống thấm này khô rồi tiếp tục tiến hành sơn lớp thứ hai.
  • Bước 4: Cuối cùng tiến hành sơn bả matit để tạo độ phẳng mịn và đẹp mắt cho tường nhà.

Chống thấm ngược cho tường tiếp giáp của nhà liền kề

Áp dụng biện pháp chống thấm khe tiếp giáp giữa 2 nhà

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp chống thấm ở khe tiếp giáp giữa 2 nhà. Trong phương pháp này, người ta thường sử dụng nhựa đường – một hợp chất siêu dính, có khả năng xử lý triệt để và hiệu quả tình trạng thấm dột.

Trên đây là những phương pháp chống thấm tường nhà liền kề hiệu quả mà chúng tôi muốn chia sẻ cho các bạn. Chúng tôi mong rằng qua bài viết này bạn đã có được các thông tin hữu ích cũng như lựa chọn được phương pháp chống thấm dột hiệu quả và phù hợp nhất cho ngôi nhà của bạn.

Call Now Button