Chống thấm sê nô với những kỹ thuật hiện đại, hiệu quả

Sê nô là một bộ phận không thể thiếu của mái nhà. Nó còn có tên gọi khác là máng xối, máng hứng nước… Vì thường xuyên tiếp xúc với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, đặc biệt là nước nên sê nô rất dễ bị nứt và mất khả năng chống thấm. Bài viết này, chongthamnguoc.net sẽ hướng dẫn bạn cách chống thấm sê nô hiệu quả triệt để nhé. 

1. Tác dụng của chống thấm sê nô

Tác dụng của chống thấm sê nô

Sê nô nếu được chống thấm cẩn thận sẽ tránh được hiện tượng bị vỡ, nứt, khả năng chống thấm dột sẽ không bị giảm. Từ đó mà tuổi thọ của nó cũng sẽ kéo dài hơn, tiết kiệm được chi phí thay thế và sửa chữa. 

Sê nô thường được lắp đặt bên ngoài công trình, dễ bị nước đọng lại do thường xuyên tiếp xúc với nước. Do đó, cần có phương pháp chống thấm sê nô hợp lý và hiệu quả. 

2. Vật liệu chống thấm sê nô

Vật liệu chống thấm sê nô

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều vật liệu có thể chống thấm sê nô, nhưng vật liệu được sử dụng nhiều nhất là sika.

Sika không những chống thấm sê nô hiệu quả mà còn có rất nhiều lợi ích khác như:

+ Độ bền cao, sử dụng lâu dài.

+ Chi phí vừa phải, thích hợp sử dụng cho nhiều công trình.

3. Chuẩn bị chống thấm sê nô

Chuẩn bị chống thấm sê nô

a. Chuẩn bị bề mặt

Bề mặt sê nô trước khi thi công chống thấm cần đảm bảo sạch sẽ và khô ráo.

b. Chuẩn bị dụng cụ

Các dụng cụ cần chuẩn bị để chống thấm sê nô là: bay thép, máy trộn xi măng – cát thành vữa, máy móc và các dụng cụ cần thiết. 

c. Chuẩn bị sika chống thấm

Các loại sika có thể sử dụng để chống thấm cho sê nô là: Sika Latex, Sika Antisol S hoặc Sika Antisol E, Sikaproof Membrane, Sika primer 3, Sikaflex construction. 

4. Các bước thực thi chống thấm sê nô

4.1. Sử dụng Sikatop Seal 107

Sử dụng Sikatop Seal 107

+ Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt và để bề mặt khô ráo. 

+ Bước 2: Trộn 2 thành phần Sika Topseal 107 trong điều kiện thường trong thùng sạch. Đổ phần A vào thùng trước, khuấy thật đều rồi mới đổ thành phần B vào, khuấy thật đều.

+ Bước 3: Quét lớp thứ 1, đợi 6 tiếng rồi tiếp tục quét lớp thứ 2.

+ Bước 4: Chờ 6 tiếng nữa rồi quét lớp thứ 3. Quét 2-3 lớp sẽ giúp hiệu quả chống thấm được dài lâu hơn. 

4.2. Sử dụng Sikaproof Membrane

Sử dụng Sikaproof Membrane

+ Bước 1: Pha Sika với nước theo tỉ lệ 2:5.

+ Bước 2: Quét lên sê nô lớp đầu tiên.

+ Bước 3: Đợi lớp 1 khô thì quét tiếp lớp 2, khô thì quét tiếp lớp 3.

+ Bước 4: Để lớp chống thấm khô hoàn toàn trong 3 tiếng rồi phủ vữa chống thấm Sika latex lên trên.

+ Bước 5: Phun chất bảo dưỡng Antisol S lên lớp trên cùng. 

4.3. Sử dụng Sika Latex TH

a. Trộn hồ dầu quét lót

+ Trộn sika latex TH, xi măng, nước với tỉ lệ 1:4:1

+ Quét hồ dầu vừa trộn lên sê nô cần chống thấm.

Sử dụng Sika Latex TH

b. Chống thấm

+ Trộn cát + xi măng theo tỉ lệ 1:3

+ Trộn sika latex TH và nước theo tỉ lệ 1:3

+ Trộn 2 hỗn hợp bên trên lại với nhau để tạo thành vữa chống thấm.

+ Đổ 1 lớp vữa lên trên lớp hồ dầu (nên đổ lúc hồ dầu chưa khô hẳn).

+ Vệ sinh sau khi thi công, đảm bảo vữa không bị khô nếu trời nắng, gió to. 

Nếu bạn đang có nhu cầu chống thấm sê nô hoặc các bề mặt khác có thể liên hệ với chúng tôi. Với đội ngũ công nhân nhiều năm kinh nghiệm, máy móc thiết bị tân tiến hiện đại, chúng tôi cam kết sẽ mang đến dịch vụ chất lượng nhất với giá cả phải chăng nhất. Mọi thắc mắc xin liên hệ website chongthamnguoc.net hoặc hotline 0979 192 788 để được giải đáp.

Call Now Button