TOP 3 cách chống thấm nhà tắm SIÊU NHANH, CHI PHÍ RẺ

Trong số bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn 3 cách chống thấm nhà tắm cực hiệu quả, nhanh gọn và tiện lợi nhất. Cùng tham khảo xem sao nhé!.

1. Nguyên nhân khiến nhà tắm hay bị dột là gì? 

Nguyên nhân khiến nhà tắm hay bị dột là gì? 

Những nguyên nhân khiến nhà tắm hay gặp phải tình trạng thấm dột là:

  • Nhà vệ sinh đặt không đúng vị trí: Nhà vệ sinh thường được đặt ở gầm cầu thang hay chung vách tường với bếp, đặc biệt ở những ngôi nhà cấp 4 chật chội. Từ đó, nó khiến không gian nhà ngày càng ẩm ướt. Vì thế, lâu dần sinh ra thấm dột.
  • Hệ thống đường ống nước đang bị vỡ, nứt: Một khi hệ thống cấp và thoát nước gặp phải sự cố nứt vỡ khiến nước rò ra ngoài dẫn đến việc nước ngấm xuống nền gây thấm dột.
  • Do lắp sai hệ thống đường ống: Nếu khi xây nhà tắm, kỹ thuật viên lắp sai cũng có thể khiến nhà tắm gặp phải tình trạng thấm dột khi đưa vào hoạt động.
  • Do khe gạch hở, nứt mặt tường: Những nguyên nhân này khiến nước tích tụ, ngấm dần xuống làm nhà tắm bị thấm dột nhanh chóng.
  • Do chất lượng công trình đã cũ, xuống cấp.

2. Nhà tắm khi bị dột có biểu hiện gì? 

Khi nhà tắm bị dột, bạn sẽ thấy chúng có những biểu hiện lạ như dưới đây:

  • Nhà vệ sinh có mùi ẩm mốc, hôi thối nặng.
  • Khu vực trần, tường nhà có nhiều khu ẩm mốc, rỉ nước, bị loang ra khắp nơi.
  • các thiết bị vệ sinh xuất hiện tình trạng rỉ nước.
  • Ở cổ ống thoát nhà vệ sinh hở, có tình trạng ẩm mốc.

3. Những điều cần chuẩn bị trước khi thi công chống thấm cho nhà tắm

 Những điều cần chuẩn bị trước khi thi công chống thấm cho nhà tắm

Kiểm tra những vị trí sau:

  • Cống thoát nước sàn: Là nơi dễ xảy ra tình trạng thấm dột khi việc thi công cống chưa được đảm bảo.
  • Mặt sàn nhà tắm: Xem các lát gạch đã kín chưa? Độ dốc sàn liệu đảm bảo cho nước không ngấm vào không?
  • Có hệ thống đường ống nước: Liệu dễ nhanh bị rò rỉ, dễ nứt vỡ không?
  • Nước mưa: Có khả năng ngấm từ ngoài vào qua chỗ chân tường không?

4. Chia sẻ đến bạn 3 cách xử lý chống thấm nhà tắm tốt nhất hiện nay 

4.1. Hướng dẫn cách xử lý nhà tắm dột bằng màng chống thấm 

Màng chống thấm có tác dụng ngăn nước cao nên dùng để xử lý nhà tắm dột cũng là giải pháp hay. Hơn nữa, thiết bị này có tuổi thọ cao, dùng bền và giúp thi công tương đối dễ dàng.

  • Các bước thi công chống thấm như sau:

– Bước 1: Làm sạch bề mặt thi công cho sạch và đảm bảo rằng nó không có chút bụi bẩn nào. Các chỗ lõm cần xử lý cho sạch để tạo ra mặt phẳng nhất.

– Bước 2: Sử dụng chiếc đèn khò khí gas với mục đích làm nóng sàn trước bắt tay chống thấm .

– Bước 3: Tiến hành quét một lớp lót Primer gốc bitum ở trên bề mặt.

– Bước 4: Dùng máy khò làm nóng bề mặt tấm trải với mục đích khiến lớp nhựa bitum chảy ra sàn. Lưu ý: Đốt tới đâu thì hãy lăn lớp màng đến đấy.

– Bước 5: Hãy dán kỹ màng cho chắc quanh cổ ống để ngăn ngừa trường hợp bị rò rỉ.

– Bước 6: Trát xi măng lên mặt nhằm bảo vệ cho lớp màng hiệu quả nhất.

4.2. Hướng dẫn việc xử lý chống thấm bằng Sika

xử lý chống thấm bằng Sika

Chống thấm nhà tắm bằng sika sẽ mang đến cho bạn những lợi ích tuyệt vời như:

+ Khả năng chống thấm hoàn hảo, bền vững với thời gian.

+ Mang lớp màng có khả năng tồn tại lâu dài.

+ Cho độ bền cao

  • Các bước thi công:

– Làm sạch bề mặt và loại bỏ bụi, dầu, tạp chất còn dính.

– Tiến hành bơm vật liệu Sikaflex construction Ap ở quanh khu vực cổ ống thoát nước đặt tại sàn phòng.

– Tiến hành rót vữa Sikagrout ở xung quanh cổ của ống.

– Tiến hành trộn Sika seal 107 bằng việc đổ thêm từ từ những chất lỏng vào thùng. Sau đó, trộn cùng khoan điện, khuấy đều nó ở mức thấp. Sau đó, tiến hành quét lớp 1 với số lượng ước tính khoảng 2 kg/m2/lớp. Đợi chúng khô quét tiếp lớp hai rồi chờ 12 tiếng sau mới ốp gạch cùng vật liệu Sikatilebond GP.

– Tiến hành ốp gạch nhà tắm bằng vữa dán sikatilebond GP.

– Cuối cùng, trám khe gạch bằng Sika tile grout.

4.3. Sử dụng keo chống thấm để làm chống thấm nhà tắm 

Sử dụng keo chống thấm để làm chống thấm nhà tắm 

Keo chống thấm được biết tới là vật liệu chống thấm đơn giản, tiện lợi mà lại cực dễ dùng. Trong thành phần của loại keo này có chứa các chất tổng hợp như Acrylonitrile và Alkylsiloxan nhằm giúp ngăn nước, chống thấm cực nhanh chóng.

Ngoài ra, loại keo chống thấm này mang độ kết dính tốt, phù hợp với nhiều loại vật liệu khác nhau. Sản phẩm hay được dùng trong thi công các công trình như tường, sàn nhà…

kết dính cao với bê tông và nhiều loại vật liệu khác nên hiệu quả đem lại rất tốt. Keo chống thấm thường được dùng kết hợp cùng nhiều loại vật liệu chống thấm khác để thi công chống thấm.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về: 3 cách chống thấm nhà tắm. Mong rằng, bạn sẽ có thêm những kiến thức hay, bổ ích sau khi đọc xong bài viết này.

XEM THÊM: 

Chia sẻ cách chống thấm tốt nhất

Call Now Button