Nội Dung Chính
Khe co giãn hay khe lún là phần không thể thiếu đối với các công trình quy mô lớn. Tuy nhiên, việc thi công khe co giãn không hề dễ dàng, đặc biệt là thi công chống thấm. Ở bài viết này, hãy cùng chongthamnguoc.net tìm hiểu về kỹ thuật chống thấm cho khe co giãn hiệu quả, đơn giản ngay nhé.
Khe co giãn là gì?
Khe co giãn là vị trí đóng vai trò phân tách giữa 2 kết cấu riêng biệt hoặc 2 bộ phận của một kết cấu trong kết cấu xây dựng nhằm hấp thụ sự rung động hoặc co ngót nhiệt của vật liệu.
Lý do cần phải thực hiện chống thấm khe co giãn
Do kết cấu nên khe co giãn luôn ở trạng thái hở hoàn toàn. Điều này dễ dàng xảy ra hiện tượng thấm nước. Hơn nữa, vị trí của khe co giãn luôn bị chuyển vị nên việc thi công chống thấm cũng rất khó khăn.
Kỹ thuật chống thấm cho khe co giãn bê tông
Chống thấm cho khe co giãn bằng các sản phẩm Sika
Cần phải chuẩn bị các vật liệu sau đây:
- Backer rod – Xốp chèn khe co giãn
- Sika Primer 3N dùng làm chất quét lót để tăng độ bám dính
- Sikaflex Construction AP với vai trò làm vật liệu chèn khe co giãn
- Sikadur 731 – chất kết dính cường độ cao
- Băng keo chống thấm Sikadur Combiflex 10P
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các vật liệu, chúng ta tiến hành chống thấm khe giãn theo trình tự sau đây:
Bước 1: Mài vát cạnh của khe co giãn đồng thời tiến hành làm vệ sinh thật sạch sẽ bề mặt cần chống thấm.
Bước 2: Tiến hành thi công thanh xốp chèn khe Backer rod với kích thước hợp với chiều rộng khe.
Bước 3: Quét lớp lót Sika Primer 3N để tăng độ kết dính rồi lớp lót khô.
Bước 4: Tiếp tục thi công lớp keo trám Sikaflex Construction AP.
Bước 5: Đến khi lớp keo trám tương đối khô thì tiến hành trét lớp kết dính cường độ cao Sikadur 732 lên hai mép khe co giãn.
Bước 6: Dùng băng keo chống thấm Sika dán lên bề mặt khe co giãn.
Chống thấm khe lún với hệ thống Turbo Seal
Vật liệu cần chuẩn bị gồm có: Backer rod – xốp chèn khe co giãn, Turbo Seal – matit chèn khe co giãn và màng chống thấm dạng bitum hoặc HDPE.
Các bước chống thấm cho khe co giãn bê tông với Turbo Seal được tiến hành như sau:
Bước 1: Tiến hành vệ sinh sạch sẽ khe co giãn
Bước 2: Sử dụng thanh Backer rod để chèn xuống đến cao độ đã thiết kế
Bước 3: Bơm đầy khe co giãn bằng matit Turbo Seal
Bước 4: Tại vị trí dọc khe co giãn, tiến hành rải lớp matit sao cho độ giãn rộng ở hai bên không nhỏ hơn 20cm.
Bước 5: Khi lớp bề mặt matit chưa khô cần tiến hành thi công chống thấm dán ngay.
Trên đây là toàn bộ thông tin về kỹ thuật chống thấm cho khe co giãn mà chongthamnguoc.net muốn chia sẻ đến các bạn. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã có được các kiến thức hữu ích về kỹ thuật chống thấm. Nếu có thắc mắc bất cứ điều gì liên quan, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết.