Giới thiệu phương pháp chống thấm bằng màng nhũ tương

Phương pháp chống thấm bằng màng nhũ tương sẽ giúp bạn có thể nâng cao hiệu quả, chất lượng công trình tốt hơn so với những cách truyền thống. Cùng tìm hiểu nhé!.

1. Nhũ tương là gì? Màng nhũ tương là gì?

Trước hết, muốn hiểu cặn kẽ về phương pháp chống thấm bằng màng nhũ tương

1.1. Nhũ tương là gì?

Nhũ tương theo tiếng Latin được hiểu là vắt sữa. Bởi lẽ, bản chất sữa cũng chính là một nhũ tương của chất béo được tìm thấy trong nước. Nói một cách chính xác hơn thì nhũ tương chính là hệ phân tán của hai hay nhiều loại chất lỏng không hòa tan được với nhau.

Nhũ tương còn được xem là một loại nằm trong hệ keo (chúng có thể sử dụng để thay thế nhau). Nó thường sử dụng khi hai pha phân tán và liên tục đều hoạt động với hình dạng là chất lỏng.

1.2. Màng nhũ tương là gì?

Màng nhũ tương là gì?

Màng nhũ tương là gì?

Màng nhũ tương là loại màng mỏng, có khả năng chống thấm đàn hồi. Nó được cấu tạo từ hoạt chất Bitum Polymer có cải tiến dạng gốc nước 1 thành phần. Bên cạnh đó, kỹ thuật chống thấm nếu sử dụng màng nhũ tương là phương pháp thi công nguội. Do đó, vật liệu này hoàn toàn có khả năng thẩm thấu cũng như tạo ra lớp ngăn chặn nước xâm nhập cực kỳ hiệu quả.

2. Chống thấm bằng màng nhũ tương mang lại những lợi ích gì?

– Chống thấm bằng màng nhũ tương sẽ mang lại những lợi ích như sau:

=> Đem lại hiệu quả triệt để cho rất nhiều công trình khác nhau.

=> Giúp công trình thi công khô nhanh hơn, tiết kiệm thời gian hơn.

=> Chống thấm bằng màng nhũ tương giúp kỹ thuật thi công dễ thực hiện hơn, đảm bảo chất lượng hơn so với việc dùng màng khò nóng.

=> Chống thấm bằng màng nhũ tương sở hữu độ kết dính cao, mang tính đàn hồi tốt.

=> Phương pháp này cực an toàn, thân thiện với sức khỏe, môi trường

=> Có thể dùng trên cả tường trần, khu vực nhà mới, cũ

Chống thấm bằng màng nhũ tương mang lại những lợi ích gì?

Chống thấm bằng màng nhũ tương mang lại những lợi ích gì?

3. Ứng dụng của phương pháp chống thấm bằng nhũ tương ra sao?

Phương pháp chống thấm bằng nhũ tương được ứng dụng để:

+ Thi công lớp chống thấm trên những bề mặt bê tông, vữa trát ở dưới lòng đất (ví dụ như hố ga, tầng hầm, đáy bể nước, hồ bơi…).

+ Sử dụng trong việc chống thấm dột sàn mái phẳng, mái trần bê tông, seno ban công.

+ Mang khả năng chống thấm tường nhà một cách triệt để nhất.

Ứng dụng của phương pháp chống thấm bằng nhũ tương ra sao?

Ứng dụng của phương pháp chống thấm bằng nhũ tương ra sao?

4. Một số loại màng nhũ tương chống thấm tốt nhất hiện nay

Tên sản phẩm Thông số kỹ thuật
Nhũ tương chống thấm Simon Pro B60 Dạng                  :  Lỏng

Màu                  :  Đen

Tỷ trọng          :  1.00 – 1.10 kg/lít

Hàm lượng tro:  7.1%,  ASTM D2939-94.

Độ bền nước   :  Không bị phồng hay nhũ hóa, ASTM D2939-94.

Độ bền nhiệt   :  > 700C không bị phồng TCXDVN 325-04; TCXDVN 368-06.

Hàm lượng nước :  47.5%, ASTM D2939-94

Thử trực tiếp trên lửa :  Mẫu hóa than ở vị trí tiếp xúc với ngọn lửa.

Phần còn lại sau khi bay hơi :  53 – 60%, ASTM D2939-94.

Màng chống thấm nhũ tương Polycoat Dạng: Chất lỏng, sệt

Màu sắc: Nâu sẫm

Tỷ trọng (g/cc): 1.02 ±0.02

Hàm lượng chất rắn (%): 40±5

Thời gian tạo màng (giờ): 24

Nhiệt độ thi công: 5 to 45

Nhiệt độ sử dụng: 5 to 75

Tất cả các giá trị trên có sai số: 5-10%

 Màng chống thấm Plastimul Dạng sản phẩm: Sệt đặc

Màu sắc: Đen

Tỷ trọng (g/cm3): 1.2

Độ pH: 10.

Độ nhớt Brookfield (mPa•s): 250,000(D shaft – 2,5 vòng).

Hàm lượng chất rắn khô: 75.

Tính dễ cháy: Không.

Thời gian khô: 3 đến 6giờ.

Nhiệt độ thi công tối thiểu: +5oC.

Khả năng chống lão hóa: Rất tốt

Chống axít và kiềm pha loãng: Rất tốt

Chống tia nước ở +23oC:6 giờ sau khi thi công.

Vậy là, chúng tôi vừa giới thiệu tới bạn phương pháp chống thấm bằng màng nhũ tương. Mong rằng, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hay, bổ ích sau khi đọc xong bài viết này!.

Call Now Button