Bề rộng vết nứt cho phép đối với bê tông là bao nhiêu?

Rạn nứt bê tông là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây giảm chất lượng, tuổi thọ công trình. Bạn muốn biết bề rộng vết nứt cho phép của bê tông và cách xử lý rạn nứt triệt để nhất? Vậy thì hãy theo dõi hết bài viết này của chongthamnguoc.net nhé. 

1. Vết nứt bê tông là gì? Tác hại và bề rộng vết nứt cho phép là bao nhiêu?

1.1. Tác hại gây nứt bê tông

Tác hại gây nứt bê tông

+ Thời tiết: sự thay đổi khắc nghiệt của thời tiết làm bê tông bị co giãn, từ đó làm bê tông dễ bị nứt hơn.

+ Kết cấu của nền móng: Khi địa chất xung quanh móng không đều hay các cột gia công không chắc chắn sẽ làm lún móng.

+ Chất lượng của bê tông: Vết nứt bê tông thường xuất hiện ở những công trình sử dụng bê tông chất lượng kém, không có khả năng chịu được nén cường độ cao.

+ Chất lượng của cốt thép: Cốt thép sắp xếp quá rộng, quá thưa cũng là 1 nguyên nhân gây ra nứt bê tông.

+ Những tác động dạng vật lý.

+ Hình dạng thiết kế của công trình.

+ Quy trình bảo dưỡng không đúng kỹ thuật, chất lượng kém.

1.2. Bề rộng vết nứt cho phép đối với bê tông

Bề rộng vết nứt cho phép đối với bê tông

Vị trí và nguyên nhân gây nứt của bê tông sẽ ảnh hưởng đến bề rộng vết nứt cho phép. Đây là các quy định về mức độ trong sự cho phép của vết nứt:

+ Đối với dầm, sàn bị võng, vết nứt chỉ được nứt dưới 1mm.

+ Đối với vùng giữa phần nhịp của dầm chịu kéo, vết nứt chỉ được nhỏ hơn 0.5mm.

+ Đối với vết nứt vì lực cắt, vết nứt chỉ được nhỏ hơn 0.4mm.

+ Đối với cốt thép của dầm, sàn bị ăn mòn, vết nứt chỉ được nhỏ hơn 1mm.

+ Đối với cốt để chịu lực có vết nứt dạng thẳng đứng thì vết nứt chỉ được nhỏ hơn 1mm.

+ Đối với tường có vết nứt dạng đan xiên, vết nứt chỉ được nhỏ hơn 0.4mm.

+ Đối với thanh cánh hạ có vết nứt dạng ngang, vết nứt chỉ được nhỏ hơn 1mm.

2. Tác hại khi bê tông có vết nứt

+ Gây mất thẩm mỹ cho công trình.

+ Kết cấu của công trình bị phá hủy, ảnh hưởng nghiêm trọng. 

+ Làm tuổi thọ của kết cấu suy giảm.

+ Làm bê tông dễ bị thấm nước hơn. 

3. Cách xác định bề rộng vết nứt cho phép của bê tông

3.1. Dùng máy siêu âm

Dùng máy siêu âm

Sử dụng sóng truyền để xác định độ rộng của vết nứt. Ngoài ra còn có thể kiểm tra được chất lượng của cấu trúc bê tông. 

Sử dụng máy siêu âm vết nứt không làm ảnh hưởng đến kết cấu và thực hiện dễ dàng, mang đến độ chính xác cao. 

3.2. Dùng thước

Dùng thước

Dùng thước kẻ đo trực tiếp độ rộng của vết nứt. Cách này dễ thực hiện nhưng không mang lại độ chính xác cao. 

4. Cách xử lý vết nứt của bê tông

4.1. Dùng Sika trám

Dùng Sika trám

Sika dùng được cho nhiều loại bề mặt khác nhau, giúp xử lý các vết nứt có độ rộng từ 1-5mm. Có 2 loại được dùng nhiều nhất hiện nay là Sikadur 731 và Sikadur 752. 

Khi sử dụng, dùng máy nén bơm Sika vào xilanh rồi cố định trên bề mặt có vết nứt.

4.2. Dùng keo dán cho bê tông

Dùng keo dán cho bê tông

Đây là cách xử lý vết nứt bê tông được ưa chuộng hiện nay. Một số loại keo dán chống thấm cho bê tông phổ biến hiện nay là:: Silicone Apollo, TX911, Acrylic, Hichem 5003…

4.3. Dùng dung dịch chứa 2 thành phần

Dùng dung dịch chứa 2 thành phần

Bạn có thể sử dụng dung dịch chứa 2 thành phần như Masterseal 540 để xử lý các vết nứt khe nhỏ với số lượng nhiều. 

Mong rằng những kiến thức về bề rộng vết nứt cho phép của bê tông mà chongthamnguoc.net chia sẻ đã giúp bạn tìm được phương pháp xử lý rạn nứt bê tông hiệu quả. Nếu cần hỗ trợ, hãy liên hệ ngay website chongthamnguoc.net hoặc hotline 0979 192 788 nhé. 

Call Now Button