Màng chống thấm khò nóng là gì? Ưu, nhược điểm thế nào?

Màng chống thấm khò nóng là một trong những thiết bị xây dựng rất quan trọng để làm nên một công trình có tính bền vững cao với thời gian. Vậy định nghĩa về nó như thế nào? Ưu, nhược điểm là gì? Ứng dụng thực tế như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi sâu tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây!

1. Màng chống khò nóng là gì?

Màng chống khò nóng là gì? 

Màng chống khò nóng là gì? 

Màng chống khò nóng còn được biết tới với tên màng chống thấm khò nhiệt hay màng chống thấm dẻo. Nó được sản xuất từ các hỗn hợp giàu bitum cùng hợp chất polymers APP có chọn lọc. Chúng mang khả năng chịu nhiệt và tia tử ngoại UV cực kỳ tốt.

Lớp nitum Polymer của màng có chức năng bao phủ toàn bộ lớp gia cố được làm bằng lưới Polyester, sản xuất theo phương pháp Spunbond không đan ở phía trong của màng

2. Ưu, nhược điểm của màng chống khò nóng là gì?

Ưu, nhược điểm của màng chống khò nóng bao gồm:

a. Về ưu điểm

– Mang khả năng chống thấm tốt, kể cả trong điều kiện áp suất hơi nước cực lớn

– Mang khả năng chịu tải lớn

– Sở hữu độ đàn hồi cao

– Chịu mỏi và có cường độ chống chịu do đâm thủng lớn

– Sở hữu khả năng chịu xé và chịu kéo rất tốt

– Thích ứng cao với điều kiện nhiệt độ thấp, cực lạnh

Màng chống khò nóng có rất nhiều ưu điểm

Màng chống khò nóng có rất nhiều ưu điểm

b. Nhược điểm

Tuy sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi trội, song màng chống khò nóng vẫn tồn tại một số mặt hạn chế như sau:

+ Quá trình sử dụng trong thi công tương đối khó khăn, phức tạp

+ Cần sử dụng màng theo quy trình kỹ thuật chuẩn

+ Thợ dùng màng phải là người có kinh nghiệm, tay nghề chắc chắn

+ Khó sử dụng với bề mặt không bằng phẳng, chứa nhiều điểm chồng mí seno, diện tích hạn hẹp

3. Ứng dụng của màng chống thấm khò nóng trong thực tế

Ứng dụng của màng chống thấm khò nóng là gì?

Ứng dụng của màng chống thấm khò nóng là gì?

Màng chống thấm khò nóng trong thực tế được sử dụng để:

+ Chống thấm cho nhà vệ sinh đạt hiệu quả cao nhất

+ Tiến hành thi công, xử lý khe giữa hai nhà hoặc hai công trình xây dựng liền kề

+ Chống thấm trần nhà, dùng màng khò nóng bitum

+ Chống thấm ngược cho hố thang máy

+ Chống thấm ngược cho các loại bể chứa nước ngầm, bể bơi

4. Kỹ thuật thi công chống thấm với màng khò nóng

Kỹ thuật thi công chống thấm với màng khó nóng được chia thành hai giai đoạn chính: Giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn thi công

4.1. Chuẩn bị bề mặt

– Đầu tiên, vệ sinh bề mặt bê tông lót để hết bụi bẩn, dầu mỡ cũng như các tạp chất khác

– Tiếp theo, thực hiện trám vá với bề mặt bê tông đang bị lõm, rỗ. Đồng thời, bỏ đi những vật liệu thừa thãi trong khi làm

– Với những bề mặt quá lồi, lõm thì cần sử dụng máy mài làm phẳng bề mặt. Việc này phải thật cẩn thận vì nếu bề mặt xấu thì rất dễ bị rách màng

– Tiến hành bo vữa, xi măng cát mác cao thành dạng lòng máng ở những nơi góc cạnh

– Lớp vữa của xi măng cát bảo vệ, có mác từ 75-100, đường kính dày 30 mm

– Lớp bê tông dạng cốt thép

4.2. Tiến hành thi công

Bước 1: Quét lớp lót tạo dính bằng việc dùng bitum lỏng 

– Sử dụng lu sơn nhằm thi công trên bề mặt rộng. Hơn nữa, lớp lót của bitum được dàn mỏng, đều, bao phủ kín bề mặt bê tông

– Chỉ được thi công diện tích sơn lót cho phần thi công có thể tiến hành ngay trong ngày

– Khi lớp lót đã khô tầm 6 tiếng với nhiệt độ duy trì ở mức 30 độ C thì tiến hành dán màng bitum chống thấm

Bước 2: Dán màng chống thấm Bitum 

+ Trước khi dán, hãy kiểm tra toàn bộ lớp màng. Đồng thời, đảm bảo bề mặt khò đã được úp xuống dưới.

+ Đặt các cuộn màng vào nơi cần chống thấm, tiến hành trải ra nhằm chuẩn bị cho công tác đèn khò thổi lên những tấm trải

+ Tiếp theo, cuốn ngược lại nhưng phải đảm bảo không thay đổi những hướng đã định. Sau đó, dần dần trải màng ra, bắt đầu làm nóng bề mặt bằng loại đèn khò có dùng gas. Việc sử dụng thiết bị này sẽ giúp bề mặt tan chảy nhanh hơn. Đồng thời, làm lớp màng nhầy dính chắc chắn hơn vào bề mặt đã được sơn lót cẩn thận

+ Nên tiến hành thi công từ vị trí thấp tới cao dần (áp dụng cho bề mặt sở hữu độ dốc)

+ Đưa ngọn lửa đèn khò lướt qua lại và đều vào bề mặt khò được dính bên dưới màng. Cùng lúc, hãy đốt nóng phần bề mặt thi công rồi dán màng đã khò vào vị trí này. Khi thực hiện cần thao tác nhanh để đạt hiệu quả tốt nhất, chú ý giữ nguồn nhiệt đều

+ Sử dụng con lăn bằng gỗ hoặc ấn mạnh lực chân nhằm gây sức ép lên phần màng ở khu vực đã khò nhằm tạo nên một mặt phẳng tốt nhằm mục đích khi hoàn tất sẽ tránh được hiện tượng nhốt bọt khí

4.3. Lưu ý

– Tại vị trí chồng mó, dùng đèn đốt nóng, làm chảy mép màng. Sử dụng thiết bị bay thi công để miết mạnh, làm kín phần tiếp giáp

– Các vị trí yếu phải gia cố nhằm kéo dài chất lượng bám dính cũng như nâng tuổi thọ cho màng nên cao hơn. Một số vị trí chính cần gia cố là: Cổ ống, góc tường, khe co giãn

– Nếu thấy xuất hiện bong bóng khí làm phồng màng thì sau khi thi công, cần đâm thủng khu vực đó bằng vật nhọn cho khí thoát hết ra ngoài. Tiếp đó, dán đè tấm mới lên với biên độ chồng mí khoảng 50 mm

– Khi hoàn tất hệ thống chống thấm, cần làm ngay lớp bảo vệ để tránh làm rách, hỏng màng do việc lưu thông, vận chuyển gây nên.

– Hãy thi công lớp bảo vệ trong thời gian sớm nhất. Vì nếu để lâu, màng dễ bị bong, phồng rộp trên bề mặt dán do sự co giãn gây ra dưới tác động của nhiệt độ thay đổi.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về: Màng chống thấm khò nóng là gì? Ưu, nhược điểm thế nào? Mong rằng, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hay, bổ ích sau khi đọc xong bài viết trên!

Call Now Button