Nội Dung Chính
Màng chống thấm tự dính là gì? Nó có đặc điểm ra sao? Ứng dụng thực tế của chúng như thế nào? Hãy cùng chongthamnguoc.net đi sâu tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây nhé!
1. Màng chống thấm tự dính là gì?
Màng chống thấm tự dính là gì?
Màng chống thấm tự dính là loại vật liệu sử dụng để ngăn ngừa, chống thấm cho các công trình xây dựng. Nó có gốc bitum, bề mặt được bao phủ lớp HDPE. Thông thường, loại màng này được thiết kế dưới dạng tấm. Mặt sau của màng được bao bởi lớp màng silicon mang chức năng bảo vệ.
2. Đặc điểm của màng chống thấm tự dính ra sao?
Theo các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực xây dựng, màng chống thấm tự dính sở hữu một số đặc điểm chính như sau:
+ Màng chống thấm được thi công nguội, tự dính
+ Rất dễ sử dụng trong thi công
+ Có độ bám dính tốt với cả hai loại bề mặt ngang, thẳng đứng
+ Có khả năng chống xâm thực clo, sunphate, kiềm loãng và axit tương đối tốt
+ Mang khả năng kháng đâm xuyên và kháng xé hiệu quả
+ Có tác dụng chống thấm nước và hơi nước cực kỳ cao
Đặc điểm của màng chống thấm tự dính ra sao?
3. Ứng dụng của màng chống thấm tự dính
Ứng dụng của màng chống thấm tự dính là:
– Màng chống thấm tự dính được sử dụng để chống thấm hay chống ẩm nhằm mục đích bảo vệ kết cấu bê tông cho các công trình
– Có thể thi công trên bề mặt thẳng đứng hoặc nằm ngang
– Ứng dụng cho những kết cấu ngầm, đường hầm cũng như tường chắn
4. Hướng dẫn thi công màng chống thấm tự dính
Lưu ý chung
Màng chống thấm tự dính thích hợp để thi công với nền nhiệt độ trong khoảng từ 4-45 độ C.
Dựa vào điều kiện thi công, thợ nghề và kỹ sư có thể biến đổi các quy trình thi công sao cho hợp lý, phù hợp nhất.
Các quy định về thi công màng chống thấm
Các quy định về thi công màng chống thấm thế nào?
a. Chuẩn bị bề mặt
– Bề mặt thi công để chống thấm cần phải sạch nên bạn cần loại bỏ các tạp chất ảnh hưởng tới nó. Chả hạn như: Bụi, cát, dầu mỡ, đất đá…
– Tiếp đến, cần xử lý và bổ sung các bề mặt đang trong tình trạng bị lồi lõm, khuyết tật, kết cấu không được đặc, chắc tay hoặc bê tông bị bở. Hãy loại bỏ chúng và sửa chữa bằng vữa chuyên dụng
b. Lớp sơn lót
Hãy sử dụng loại sơn lót gốc từ dung môi ở định mức khoảng 4-6 m2/lt nhằm sơn lên bề mặt nhẵn, khô bằng chổi, con lăn hay bình xịt chuyên dụng
Lưu ý:
Chỉ nên dán lớp màng chống thấm khi nhận thấy lớp sơn lót đã khô. Với lớp sơn này, vì chúng sở hữu độ nhớt thấp nên rất dễ chui vào những lỗ hổng của bê tông nhằm giúp việc kết dính giữa màng với mặt bê tông được hiệu quả và chất lượng nhất
Ngoài ra, lớp sơn lót cũng hoạt động như một dạng chất kết dính bụi trên bề mặt, còn sót lại sau khi đã tiến hành làm sạch trước đó.
c. Chồng mép
Khi bắt đầu thi công, bạn cần bắt đầu dán màng chống thấm từ những điểm hay vị trí thấp nhất. Nguyên nhân là vì, dòng nước sẽ chảy qua hay chảy dưới dạng song song cùng với những rãnh đó. Song, nó lại không hề di chuyển theo hướng ngược lại. Phần thừa của các tấm màng sẽ được sử dụng nhằm lắp đặt các màng tự dính dán chồng lên nhau theo thứ tự được dễ dàng hơn.
Quy tắc là, tấm sau sẽ gối lên tấm trước, khi bắt đầu tiến hành thi công phần mặt tự dính của màng bằng cách trải cuộn màng chống thấm ra. Đồng thời, căn chỉnh theo đường nối cạnh.
d. Dán màng
Bạn hãy tiến hành bóc và loại bỏ hết lớp màng silicon. Đồng thời, phải cẩn thận tháo cuộn màng chống thấm tự dính, dán và tì vào bề mặt. Việc này để đảm bảo mặt được dán khít với nền công trình nhất.
Sau đó, hãy tiến hành dán màng từ giữa ra vị trí hai mép nhằm loại bỏ hết không khí nằm ở bên dưới màng ra ngoài. Bạn nên dùng thêm con lăn sắt nhằm lăn trên bề mặt màng để đảm bảo độ bám dính được tốt nhất, phù hợp bề mặt nền với mặt dưới của màng chống thấm tự dính
Thông thường, diện tích chồng mí tối thiểu theo chiều dọc của cuộn là khoảng 50 mm, chiều ngang khoảng 100 mm
e. Lớp bảo vệ
Bạn cần nhớ rằng, màng chống thấm tự dính cần được bảo vệ khỏi các tác động của công trường, cốt liệu trong quá trình lắp đất. Việc này để tránh làm ảnh hưởng tới chất lượng của nó.
Cần bảo vệ màng chống thấm khỏi thời tiết, tránh cho nó bị cong vênh, mục nát bằng các tấm chắn asphaltic chuyên dụng
Ngoài ra, trên các bề ngang, bạn có thể bảo vệ màng bằng cách lắp đặt một lớp vữa xi măng với độ dày trong khoảng 20-50 mm. Bề mặt hoàn toàn có thể được cố định nhờ các loại keo dính 2 mặt dạng bitum
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về: Màng chống thấm tự dính là gì? Định nghĩa, đặc điểm, ứng dụng. Mong rằng, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích, thiết thực sau khi đọc xong bài viết chia sẻ này của chongthamnguoc.net. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì cần được giải đáp, vui lòng liên hệ qua địa chỉ: