Nội Dung Chính
Việt Nam là đất nước thuộc miền khí hậu nhiệt đới với đặc thù nóng ẩm, mưa nhiều. Đặc biệt vào mùa mưa, lưu lượng nước lớn, mật độ mưa cao là một trong những nguy cơ đe dọa đến các công trình xây dựng. Một thực trạng hiển nhiên, nếu khâu thi công xử lý chống thấm dột không đạt tiêu chuẩn. Đó là tình trạng ẩm thấp, ngấm dột sàn nhà, trần nhà hay các bộ phận khác trong công trình sẽ xuất hiện.
Thấm dột sẽ gây ảnh hưởng đến mỹ quan công trình. Và hoàn toàn có thể tác động tiêu cực lên chất lượng môi trường sống của các cá thể trong đó. Vậy câu hỏi đặt ra là xử lý chống ngấm dột như thế nào?
Giải pháp chống thấm dột có 2 dạng:
Giải pháp tạm thời:
Hạn chế tác động của nước mưa đến công trình bằng một số biện pháp như:
- Thiết kế mái che chắn, vách ngăn: Cách hạn chế tác động trực tiếp của nắng nóng và nước trong mùa mưa lũ. Đặc biệt ở khu vực chịu ảnh hưởng nhiều từ các yếu tố thời tiết này.
- Xử lý vật cản ảnh hưởng đến tình trạng thoát nước: Nếu có thể thiết kế lại một chút kiến trúc ngôi nhà để hạn chế tình trạng nước ứ đọng lại quá lâu trên trần, tường nhà gây thấm dột.
- Xử lý ngay hiện tượng thấm dột: Biểu hiện như các vết ố thấm trên các bộ phận trong nhà – vết nứt trên mái. Chúng ta có thể dùng một số nguyên vật liệu quét phủ. Hạn chế tình trạng ẩm thấm trước khi được xử lý chống thấm dột triệt để.
Giải pháp lâu dài:
Xử lý chống thấm dột một cách triệt để.
Cách xử lý chống ngấm dột như thế nào? Có những phương án thi công nào hiệu quả? Nguyên vật liệu cho xử lý chống thấm dột gồm có những gì? Đây là những câu hỏi cần giải quyết. Khi tiến hành thi công ngăn dột nước cho công trình bất kỳ, đó có thể điểm qua như:
- 1/ Chống thấm nhà vệ sinh
- 2/ Chống thấm hố thang máy.
- 3/ Chống thấm trần, tường nhà.
- 4/ Chống thấm dột vách ngăn tiếp giáp hai nhà.
- …
Thông thường trong thi công chống thấm. Muốn đạt được hiệu quả cao cần xử lý từ kết cấu bên trong đến bề mặt của khu vực bị thấm dột. Để làm được điều đó đôi khi cần phải bóc dỡ bề mặt bên ngoài để xử lý chuẩn theo quá trình (bắt buộc trong xử lý chống thấm nhà vệ sinh ). Sau khi tiến hành gia cố lại tường, sàn. Đơn vị thi công sẽ phải sử dụng nguyên liệu chống thấm phù hợp. Bao phủ toàn bộ bề mặt mới có thể đảm bảo mang đến hiệu quả triệt để.
Cách thi công có thể lựa chọn.
Tùy theo phương án lựa chọn nguyên liệu chống thấm.
Hiện nay có hai phương pháp xử lý chống thấm dột khá được ưu ái. Đặc biệt trong chống thấm nhà vệ sinh, đó là sử dụng màng khò nóng và sử dụng nguyên liệu chống thấm (như sika).
Cách thực hiện của hai phương pháp này trong xử lý chống thấm dột như thế nào?
Các chuyên gia thiết kế và thi công cho biết. Để mang đến hiệu quả cao có thể dùng nhiệt. Bọc màng chống thấm bề mặt khu vực cần chống thấm hoặc quét sika lỏng lên. Hai phương án không quá phức tạp. Nhưng đòi hỏi thợ thi công cần khéo léo. Sao cho dàn đều khắp bề mặt để mang đến hiệu quả đồng đều.
Ngoài các phương án trên, một số gia đình còn lựa chọn xử lý thủ công. Đối với trường hợp thấm dột nhẹ ở những khu vực đơn giản như:
- Quét sơn chống thấm.
- Sử dụng cao su lỏng chống thấm dột.
Trên đây là một số chia sẻ nhỏ về vấn đề xử lý chống thấm dột như thế nào. Nếu gia đình bạn vẫn còn băn khoăn với tình trạng thấm dột của căn nhà thân yêu, hãy liên hệ trực tiếp đến tổng đài tư vấn thi công miễn phí của chúng tôi.