Nội Dung Chính
Các công trình xây dựng sau một quá trình sử dụng sẽ có hiện tượng bị thấm tại chân tường. Hiện tượng này tiềm ẩn không ít rủi ro cũng như gây mất mỹ quan về không gian sống. Vậy đâu là nguyên nhân cũng như giải pháp chống thấm chân tường tốt và hiệu quả nhất. Hãy cùng tham khảo bài chia sẻ dưới đây về vấn đề này!
3 nguyên nhân gây thấm chân tường
Trước khi đi tìm kiếm giải pháp chống thấm chân tường bền và hiệu quả hãy cùng điểm qua các nguyên nhân chính gây lên hiện tượng này như sau:
Nguyên nhân gây thấm chân tường là gì?
Do ảnh hưởng của bản chất vật liệu xây dựng
Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra, bản chất của hố dầu, vữa xi măng có khả năng hấp thụ nước rất lớn. Vì thế sau một quá trình sử dụng nước sẽ ngấm vào vật liệu chúng hút một phần lên tường theo mạch lan, phần nước còn lại sẽ đọng và thấm chân tường.
Đây chính là nguyên nhân chính gây thấm nhất là ở vùng ẩm ướt nhiều như gần sông, hồ, khu vực bếp, nhà tắm….
Do sử dụng không đủ vữa xi măng khi xây
Một nguyên nhân dẫn đến việc thấm chân tường tưởng chừng đơn giản những cũng rất dễ gặp chính là việc thợ xây không sử dụng đủ vữa xi măng trong quá trình xây. Điều này vô tình tạo thành các lỗ rỗng, chúng là nguyên nhân đựng nước khiến tường bị thấm.
Không có biện pháp chống thấm ngay từ đầu
Ngay từ đầu khi xây dựng, công trình đã bỏ qua công tác chống thấm.
Nhìn chung dù là ở nguyên nhân nào đi nữa, việc tường bị thấm nước gây ra khá nhiều rủi ro về sự an toàn cũng như tính thẩm mỹ. Vậy giải pháp nào khắc phục hiện tượng này, hãy cùng đón đọc ở nội dung tiếp theo.
Phương pháp chống thấm chân tường kiểu truyền thống
Trên thị trường hiện nay có hàng vài chục cách chống thấm chân tường khác nhau. Đôi lúc, việc lựa chọn khiến không ít người sử dụng cảm thấy khó khăn.
Dưới đây, chúng tôi sẽ cùng tìm hiểu một số phương pháp và phân tích rõ hơn giúp bạn có cái nhìn tổng quan và chi tiết về các cách chống thấm chân tường kiểu truyền thống.
1/ Sử dụng gạch, đá trang trí ốp chân tường
Phương pháp đầu tiên thường được lựa chọn sử dụng nhiều nhất chính là dùng gạch, đá trang trí ốp chân tường. Cách này vừa giúp chống thấm vừa có tác dụng trang trí? Vậy phương pháp này như nào? Tốt và hiệu quả hay không, thực tế không phải ai cũng biết được điều này.
Tường ốp gạch vẫn bị thấm
Sử dụng gạch hay đá trang trí được dùng ốp chân tường là cách truyền thống với mong muốn vừa làm đẹp vừa hạn chế hiện tượng ngấm nước. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia về xây dựng chỉ ra rằng đây là phương pháp quá sai lầm.
Với việc sử dụng đá hay gạch ốp lên cao 1-2 mét xung quanh tường sẽ làm đoạn tường bị hở do hơi ẩm từ nước trở lên nhanh hỏng hơn. Gạch hay đá khi ốp không thể làm tốt việc giữ kín kẽ hở ít nhiều làm hơi ẩm bị giữ lại, lâu dần thấm ngược lại. Vì thế, đây là phương pháp chống thấm chân tường không nên áp dụng hiện nay.
2/ Sử dụng giấy dán tường
Một trong các phương pháp cũng được người dân sử dụng rất nhiều chính là giấy dán tường. Một trong những cách được cho là tiết kiệm và hiệu quả. Tuy nhiên, đây chỉ là phương án tạm thời về lâu dài không thể loại bỏ hiện tượng chống thấm.
Chống thấm chân tường bằng giấy dán tường không mang lại hiệu quả
Giấy dán tường sau một thời gian sử dụng, hơi nước sẽ làm bong keo dán hoặc vàng ố gây mất thẩm mỹ. Do đó, chúng chỉ nên sử dụng trong các nhà ở với trường hợp thuê nhà để hạn chế chi phí đầu tư làm chống thấm.
3/ Tạo dầm cách ẩm bằng cách đục chân tường rót vữa
Chống thấm chân tường bằng cách đục và rót vữa tự chảy như Sika Grout hoặc AC Grout cũng được xem là phương pháp tương đối hiệu quả. So với việc dùng giấy dán tường hay gạch đá ốp lát thì chúng khả thi hơn.
Tuy nhiên, đối với phương pháp này cũng có thể gặp hiện tượng bị sụt gây nứt tường. Điều này là do dạng vữa tự chảy gây co ngót theo thời gian sử dụng vì vậy ảnh hưởng tới kết cấu của tường nhà. Vì thế, đây cũng là phương pháp không nên áp dụng nếu bạn không muốn phá vỡ kết cấu nhà.
4/ Sử dụng hỗn hợp xi măng và vữa có trộn xi măng
Một trong biện pháp chống thấm hiệu quả và an toàn nhất được nhiều công trình sử dụng chính là đục một lớp vữa trát sát chân tường khoảng 0.5 đến 1m. Sau đó, quý khách tiến hành quét một lớp chất chống thấm gốc xi măng, tiếp theo trát lại bằng một lớp vữa có trộn phụ gia chống thấm.
Theo nhiều chuyên gia xây dựng, phương pháp này không làm ảnh hưởng tới kết cấu nhà, hiệu quả chống thấm cao và bền vững. Tuy nhiên chúng vẫn còn một nhược điểm chính là trong một vài trường hợp nhỏ đối với tường trát nước vẫn có thể thấm dần qua mao mạch vì thế dễ gây hiện tượng thấm ngược.
Tường bị tái thấm
Chống thấm chân tường là một hạng mục vô cùng khó khăn, việc chống thấm không hiệu quả có thể khiến hiện tượng thấm ngược hoặc tái thấm gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Chính vì thế, rất nhiều năm nghiên cứu, Bách Khoa Quyết Tiến đã tìm hiểu và đưa ra một phương pháp sử dụng hóa chất cao cấp để giải quyết hiện tượng thấm tường triệt để nhất.
Hóa chất được rót vào chân tường mà không cần đục phá, không ảnh hưởng đến kết cấu của tường nhà, đặc biệt hiện tượng tái thẩm được hạn chế tối đa. Cách này đơn giản sử dụng dung dịch chống thấm đặc biệt với một cơ chế phản ứng hóa học đặc biệt nhằm tạo ra Silicon chống ẩm cực đại.
Điều này giúp tạo lớp ngăn cách không cho nước ngấm ngược hay thấm ra ngoài, hút khô nhanh chóng hơi ẩm. Bằng phương pháp này có thể tồn tại tới 30 -40 năm không khiến tường bị thấm.
Dưới đây là một số hình ảnh ở Nước ngoài, họ đã áp dụng phương pháp bơm hóa chất dạng lỏng Water Seal DPC và dạng Gel vào mạch vữa chân tường để chống thấm, chống ẩm như sau:
Khoan các mũi khoan vào chân tường, các lỗ khoan cách nhau 10 – 12 cm
Rót hóa chất vào trong mạch vữa, công trình thi công tại Autralia (Úc)
Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu quy trình chi tiết phương pháp thi công như sau:
Quy trình chống thấm chân tường hiệu quả cao bằng cách rót hóa chất vào mạch
Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết về quy trình thực hiện phương pháp chống thấm bằng hóa chất rót mạch chân tường.
Vật liệu sử dụng
Đối với phương pháp này vật liệu sử dụng cực kỳ quan trọng chúng quyết định tính thành công của việc chống thấm. Vật liệu cụ thể gồm:
Dung dịch chống thấm Water Seal DPC: Dung dịch này chính là hóa chất chống thấm tinh thể thẩm thấu. Chúng có tác dụng bịt kín các lỗ rỗng do việc thi công vữa xi măng hình thành. Điều này là do các chất hoa học thẩm thấu vào bê tông, vữa, gạch sau đó thành phản ứng Silicon nhằm tạo ra lớp Gel bịt kín. Từ đó chúng hình thành lớp cách ẩm, ngăn nước cùng hơi ẩm tại các mao mạch trong tường.
Vữa chống thấm gốc xi măng tạo tinh thể thẩm thấu.
Quy trình thực hiện
Quy trình thực hiện chống thấm chân tường bằng hóa chất diễn ra theo quy trình gồm:
Bước 1: Tùy theo mức độ thấm của công trình, nhân viên kỹ thuật tiến hành đục phần chân tường khoảng 30 – 40 cm. Tuy nhiên, quá trình này chỉ đục lớp vữa bên ngoài không tiến hành tác động vào gạch phía trong.
Đục chân tường
Bước 2: Chính là thực hiện tạo phễu trong chân tường nhằm rót hóa chất. Việc tạo phễu được thực hiện thông qua sử dụng máy khoan, khoan một lỗ với góc nghiêng khoảng 45 độ, độ cách nền chân từ 15 – 20 cm. Tùy vào độ dày của tường sẽ có mức độ khoan sâu phù hợp. Cụ thể
- Tường dày 10 cm sẽ khoan sâu 11cm.
- Tường 20cm sẽ phải khoan 2 mũi với độ sâu khác nhau. Mũi 1 khoan nghiêng 45 độ, khoan một mũi sâu 10cm, thực hiện khoan nghiêng từ hàng gạch dưới từ nên lên. Mũi 2 thực hiện khoan sâu 22 cm.
Lưu ý: khi khoan thực hiện chậm từ từ nhằm hạn chế việc gạch bị thủng, lỗ khoan quá to gây chảy hóa chất ra ngoài.
Bước 3: Làm sạch chân tường bằng cách dùng máy thổi bụi, tiến hành thổi sạch hoàn toàn bụi bẩn các tạp chất. Sau đó, tiến hành phun một ít nước vào lỗ khoan, đặt ống dẫn dung dịch vào mỗi lỗ khoan, dùng vữa chuẩn bị sẵn bịt kín miệng lỗ và thân ống tránh việc dung dịch bị chảy ra ngoài.
Bước 4: Rót dung dịch hóa chất Water Seal DPC vào từng lỗ khoan. Rót 30 – 35ml/1 lần/1 lỗ, tiến hành rót nhiều lần liên tục nhằm tạo sự thấm dung dịch tốt và sâu nhất vào mao mạch. Tuy nhiên cần thực hiện rót dung dịch theo quy định, tường 10cm sử dụng 1.5 lít/1 mét dài, 2.5 – 3 lít/1 mét dài đối với tường đôi 20cm. Tiến hành rót đủ số dung dịch hóa chất theo quy định thì dừng lại.
Bước 5: Hoàn thành việc chống thấm chân tường bằng hóa chất thông qua bước cuối cùng trát bịt lỗ khoan. Bạn tiến hành trộn vữa và xi măng theo tỷ lệ xi măng, cát + 4 lít nước + 1 lít Water Seal DPC.
Bịt lỗ khoan đổ hóa chất để kết thúc việc chống thấm
Đặc tính
Đặc tính của Water Seal DPC rất tốt, chúng tạo lên lớp chống thấm kín và liên tục trên bề mặt tường cũng như các mao mạch trong chân tường. Chúng biến các mao mạch tạo thành lớp chống thấm bền vững với tuổi thọ 30 – 40 năm nhờ tạo thành hợp chất Silicon không bị hòa tan trong nước.
Đồng thời, chính phương pháp này tạo ra sự thâm nhập nước, hạn chế tối đa hiện tượng rêu, vết ố do ngấm nước trên chân tường.
Một vài chia sẻ từ phía nhân công thi công
Bạn muốn tìm ra được phương pháp chống thấm chân tường hiệu quả, cần tiến hành thực hiện quan sát và thẩm tra tình hình công trình chính xác. Các thông tin cần xác định gồm:
- Tuổi công trình
- Vị trí công trình đang có hiện tượng thấm
- Mực nước ngầm tồn tại trong mỗi công trình
- Kết cấu xây dựng ví dụ tường 10 hay 20cm.
Đây là những thông tin cần xác định chính xác nhằm đưa ra giải pháp hiệu quả trong chấm thấm. Qúy khách không nên tự ý áp dụng vì chúng có thể gây ra tốn kém chi phí do hiệu quả chống thấm không cao, phải sử dụng nhiều lần.
Trên đây là những thông tin cơ bản về phương pháp chống thấm chân tường. Một trong những phương pháp hiệu quả có độ bền cao từ 30 – 40 năm chính là sử dụng hóa chất cao cấp tạo lớp Silicon bền vững giúp hạn chế tối đa tình trạng thấm.