Những ngôi nhà đưa vào sử dụng lâu năm thường hay xuất hiện những vết mốc ở những vị trí như : tường, chân tường, trần nhà,… Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhà bị mốc và cách xử lý nhà bị mốc như thế nào? Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu các nguyên nhân từ đó cùng đưa ra phương án giải quyết.
Với vị trí địa lý ở vùng nhiệt đới nóng ẩm như ở Việt Nam, độ ẩm rất cao và có thể kéo dài trong nhiều ngày, đây là điều kiện rất thuận lợi để ẩm mốc phát triển. Ngoài ra, những nguyên nhân do con người cũng rất phổ biến. ví dụ : không thường xuyên vệ sinh nhà cửa, công trình thi công không đạt tiêu chuẩn, công trình khi thi công không có hạng mục chống thấm… để khi ẩm mốc phát triển và lan rộng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt, sức khỏe con người, mỹ quan của công trình và nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến kết cấu và tuổi thọ của công trình. Vì vậy nếu công trình bị những vết ẩm mốc tấn công, bạn cần liên hệ ngay với các chuyên gia trong lĩnh vực này để được giúp đỡ giải quyết ngay, bạn nên nhớ khi càng kéo dài tình trạng ẩm mốc thì giải quyết càng phức tạp, tốn kém hơn và ảnh hưởng đến công trình cũng như sức khỏe của bạn .
Những nguyên nhân thường gặp :
+ Thấm dột từ trên mái ( mái tôn, mái bê tông, sân thượng,…) : trần,mái nhà là nơi chịu trực tiếp sự khắc nghiệt của thời tiết và kéo dài nhất . Đôi khi với hệ thống thông thoát nước kém nơi đây còn là nơi chứa nước mưa, qua thời gian những vết nứt nẻ do co ngót là nơi mà nước mưa bắt đầu thẩm thấu qua.
+ Thấm nước qua tường nhà : do những vết rạn nứt tường ngoài, nước sẽ ngấm dần vào.
+ Thấm nước nhà vệ sinh : bắt nguốn từ chân tường rạn nứt, hộp kỹ thuật hay vị trí của ống thoát nước.
+ Do những vết nứt lớn ở những vị trí như nứt cổ trần : lượng nước đổ vào qua những vết nứt này là rất lớn và gây những vệt mốc lớn lan rộng trên tường.
+ Do tắc hoặc vỡ đường ống thoát nước
Trên đây là những nguyên nhân thường gặp khi công trình của bạn xuất hiện những vết mốc.
Cách kiểm tra, khắc phục, sửa chữa :
+ Kiểm tra toàn bộ hệ thống đường ống nước xem có bị vỡ, thủng dẫn đến tình trạng dò rỉ hay không. Nếu có bạn có thể liên hệ với dịch vụ sửa chữa điện nước.
+ Bị mốc trên trần nhà , thấm dột từ trên mái : Cần thi công ngay những biện pháp chống thấm mái , chống thấm sân thượng . Ví dụ : chống thấm bằng màng khò nóng hoặc màng dán lạnh, chống thấm bằng những sản phẩm dạng quét. Nếu công trình có mục đích sử dụng lâu năm, chúng tôi khuyên bạn nên dùng phương pháp dùng màng khò nóng để đạt hiệu quả và độ bền dài lâu nhất.
+ Chống thấm cho nhà vệ sinh : cần kiểm tra các vết nứt , rỗ trên sàn , góc tường hay những vị trí ống thoát nước . Kiểm tra kỹ càng và vệ sinh sạch sẽ trước khi tiến hành thi công chống thấm. Chống thấm cho nhà vệ sinh cũng có nhiều phương pháp như : chống thấm bằng các loại màng chống thấm, hoặc các sản phẩm chống thấm gốc xi măng.
+ Xử lý chống thấm tường nhà : vệ sinh và cạo sạch sẽ vị trí bị mốc để tạo độ dính cho lớp chống thấm trước khi thi công. Các sản phẩm chống thấm cho tường : sơn chống thấm, dán màng chống thấm,…
+ Ở những vết nứt lớn : Cần đục rộng vết nứt từ 3-4cm , vệ sinh sạch sẽ , quét lớp hồ dầu kết nối latex, sau đó trát bằng lớp vữa chống thấm hai thành phần. Đợi lớp vữa khô, lăn 02 lượt sơn chống thấm đàn hồi CT-04, lượt trước cách lượt sau 30 phút.
Trên đây là một số nguyên nhân thường gặp và cách khắc phục, sửa chữa khi ngôi nhà của bạn bị thấm dột, dẫn đến xuất hiện những vết mốc. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay nếu bạn gặp phải những vấn đề về ẩm mốc do thấm dột để được giải quyết hiệu quả, bảo hành dài hạn :
Công ty TNHH xây dựng chống thấm Bách Khoa
Số điện thoại Hotline: 0979.192.788 – 0904 833 106 – (24/24)