Nhà xưởng là một bộ phận không thể thiếu trong các doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, xây dựng nhà xưởng luôn là một bài toán không hề dễ với nhà đầu tư, chủ công ty. Từ quy mô tới sơ đồ bố trí, vật liệu,… và trong đó có cả quy trình xây dựng. Vậy quy trình xây dựng này như thế nào là chuyên nghiệp, đạt hiệu quả tốt nhất?
Quy trình xây dựng nhà xưởng
Thiết kế nhà xưởng
Trước nhất, trong quy trình này đó chính là bước thiết kế. Thiết kế sẽ giúp bạn hình dung được vị trí, mặt bằng, diện tích, kết cấu, sơ đồ bố trí trang thiết bị,… Có như vậy, chủ đầu tư mới nắm được phương án thi công nhà xưởng tốt nhất.
Thiết kế nhà xưởng gồm 2 bước:
Thiết kế sơ bộ
Các kiến trúc sư sẽ dựa theo yêu cầu, mong muốn cũng như tình hình cụ thể về doanh nghiệp để tiến hành phác thảo sơ bộ thiết kế về nhà xưởng. Các bản vẽ về mặt bằng quy hoạch tổng thể hay mặt bằng từng hạng mục cho tới phối cảnh 3D sẽ giúp chủ đầu tư có được cái nhìn bao quát, trực quan nhất cho việc xây dựng này.
Thiết kế bản vẽ thi công
Khi đã thống nhất được về phương án thiết kế sơ bộ, kiến trúc sư sẽ chuyển sang thiết kế bản vẽ thi công. Với bản vẽ này, những chi tiết về hạng mục xây dựng, chi tiết cấu tạo trong kiến trúc hay kết cấu móng, khung thép,… tất cả đều được thể hiện đầy đủ.
Chuẩn bị thi công
Lập bảng tiến độ thi công
Có được thiết kế xong không phải chúng ta vội vàng bắt tay luôn vào xây dựng mà cần phải qua bước chuẩn bị. Bởi mỗi một phát sinh sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ, thời gian hoàn thành của dự án. Công tác chuẩn bị càng tốt bao nhiêu thì sẽ càng đảm bảo công việc thuận lợi bấy nhiêu.
Nhà thầu thi công cần tiến hành lập ra phương án thi công khả thi và đạt hiệu quả cao nhất. Cụ thể, chúng được thông qua các bước thực hiện cho từng hạng mục, đầu công việc.
Thi công xây dựng nhà xưởng
Sau khi đã hoàn tất các công đoạn trên, bây giờ, chủ đầu tư mới bắt tay vào thi công xây dựng. Mỗi dự án sẽ có những giai đoạn thi công khác nhau nhưng nhìn chung lại chúng sẽ có các giai đoạn sau:
- Thi công nền móng;
- Kết cấu thép cho nhà xưởng;
- Lắp dựng nhà xưởng tiền chế cùng hệ thống mái tôn bao che;
- Hoàn thiện và lắp đặt các thiết bị, dây chuyền sản xuất.
Trên đây, bài viết đã giúp bạn hiểu được quy trình xây dựng nhà xưởng sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Hi vọng với những chia sẻ này, bạn sẽ sớm có một nhà xưởng ưng ý phục vụ tốt nhất cho công việc kinh doanh của mình.