Thực hiện chống thấm nhà vệ sinh như thế nào đúng chuẩn hiệu quả

Ngày nay, hầu hết các nhà vệ sinh đều được thiết kế đặt ở phía trong ngôi nhà ở, văn phòng làm việc. Điều này vừa giúp tiết kiệm không gian, diện tích vừa tiện lợi trong việc sử dụng nhà vệ sinh. Đây là khu vực dễ bị thấm dột nhất trong ngôi nhà do tình trạng môi trường ẩm ướt thường trực. Để đảm bảo hiệu quả tốt nhất cho việc chống thấm nhà vệ sinh bạn cần thực hiện điều đó cả trước và sau khi hạng mục này hoàn thiện.

chống thấm

Việc chống thấm nhà vệ sinh trước khi hoàn thiện thường được thực hiện kết hợp với chống thấm tường, chống thấm trần hoặc chống thấm tầng hầm của ngôi nhà. Điều đó được thể hiện cụ thể qua các công việc thiết kế đường ống, cấp thoát nước; lựa chọn gạch lát sàn, ốp tường nhà vệ sinh có khả năng ngăn cản sự xâm lấn của nước hay hơi ẩm; lựa chọn phụ gia chống thấm trộn vào vữa, bê tông thi công xây dựng…

Nhưng đối với nhà vệ sinh đã hoàn thiện và đang sử dụng có hiện tượng ngấm, rò rỉ nước thì sao? Cần phải thực hiện chống thấm nhà vệ sinh lúc này như thế nào cho đúng chuẩn, mang lại hiệu quả cao nhất? Công ty xây dựng chống thấm Bách Khoa xin được chia sẻ cụ thể trong nội dung của bài viết này:

1 . Xác định nguyên nhân gây thấm dột nhà vệ sinh

Từ vị trí có hiện tượng ngấm hoặc rò rỉ nước, cần xác định nguyên nhân gây thấm dột. Thông thường, tại các vị trí sau của nhà vệ sinh gia đình sẽ dễ bị ngấm nước:

>>>Các vị trí dễ có khe hở để lắp vòi rửa, vòi hoa sen, bồn rửa mặt, bồn tắm hay bồn cầu,…

>>>Các góc tường của cửa sổ nhà vệ sinh hoặc góc nhà nằm phía trong nhà vệ sinh.

>>Sàn nhà vệ sinh bị nứt hoặc có khe hở do mạch ghép gạch lát sàn bị đứt, gẫy…

chống thấm

2 . Các phương pháp chống thấm nhà vệ sinh đang sử dụng hiện nay

>>>Sử dụng chất chống thấm dột dạng bột, dung dịch quét phủ toàn bộ bề mặt cần ngăn sự xâm nhập của nước, hơi ẩm.

>>Sử dụng màng chống thấm rải phủ, ép dán bề mặt sàn nhà vệ sinh, tường ngăn cách.

chống thấm

3 . Các bước thực hiện chống thấm nhà vệ sinh đúng chuẩn, hiệu quả

B1:  Vệ sinh làm sạch mọi bụi bẩn và làm khô thoáng bề mặt đang có hiện tượng ngấm, rò rỉ nước. Sử dụng máy vệ sinh công nghiệp hỗ trợ nếu diện tích bề mặt lớn.

B2: Phủ vữa trơ với mọi điều kiện thời tiết, môi trường ẩm ướt vào khu vực cần chống thấm. Loại vữa trơ này có thể dùng loại bán sẵn hoặc do kỹ thuật viên pha trộn theo đúng tỉ lệ nguyên liệu chống thấm tốt.

B3: Sau khi quét chất tạo dính, tiến hành dán màng chống thấm dột loại tốt. Cần chú ý lựa chọn loại màng chống thấm có dộ dầy phù hợp.

B4: Tiến hành lắp lại các thiết bị trong nhà vệ sinh sau khoảng thời gian tiêu chuẩn yêu cầu đối với màng chống thấm.

B5: Thực hiện việc phủ lớp bê tông có trộn phụ gia chống thấm và tiến hành lát sàn nhà, ốp tường nhà vệ sinh. Ở bước này, có thể sử dụng các loại bê tông đóng sẵn để thay thế bê tông trộn trực tiếp. Điều này có thể rút ngắn thời gian thi công, thực thiện chống thấm sàn nhà vệ sinh mà không tăng chi phí.

Trên đây là cách thực hiện chống thấm nhà vệ sinh đúng chuẩn mang lại hiệu quả tốt nhất hiện nay. Bạn có thể tham khảo và thực hiện theo thông tin chia sẻ trên hoặc sử dụng dịch vụ chống thấm nhà vệ sinh do Công ty Bách Khoa cung cấp.

Vui lòng liên hệ hotline 096.424.6068 để có thông tin chi tiết.

Xin chân thành cảm ơn!

Call Now Button