Có nên dùng bịt tôn để chống thấm tường giáp lai 2 nhà không?

Khe rãnh giáp lai tường giữa 2 nhà luôn là vị trí rất dễ bị thấm dột. Bởi lẽ ở đây không gian khá bí bách, không được thông thoáng. Thêm vào đó lại bị che chắn bởi tường nhà 2 bên nên luôn trong tình trạng ẩm ướt. Nếu nước mưa lọt vào thì tích tụ trong thời gian dài vì rất khó bay hơi. Điều đó khiến cho nguy cơ thấm dột tường từ khe giáp lai luôn ở mức báo động. Và để ngăn chặn điều đó, việc cân nhắc một giải pháp chống thấm tường giáp lai 2 nhà hiệu quả cần được đặt ra ngay.

Trong số nhiều phương án xử lý được cân nhắc xem xét. Có một số ý kiến cho rằng bịt tôn chắn khe giữa 2 bức tường để nước mưa không rơi xuống nữa. Như vậy sẽ giúp khe giáp lai luôn khô ráo và không còn nguy cơ thấm dột. So với các giải pháp khác, phương án này còn được nhiều người đồng thuận vì tiết kiệm chi phí, thời gian. Và chúng cũng dễ thực hiện một cách nhanh chóng. 

Tuy nhiên thực tế thì cách làm này có đúng không? Liệu việc bịt tôn để chống thấm tường giáp lai 2 nhà có mang lại hiệu quả?

chống thấm khe giáp lai 2 nhà

Bịt tôn chống thấm tường giáp lai 2 nhà có nên không?

Dưới góc độ đánh giá của nhiều người, điều này không có gì không được. Song thực tế khi nhìn dưới góc độ chuyên môn phân tích cặn kẽ. Thì việc sử dụng tôn bịt kín khe tường không chắc mang lại hiệu quả như mong đợi. Trong thực tế thì để giúp bể mặt tường gắn khít với miếng tôn vô cùng khó. Chúng là 2 thành phần vật chất khác nhau. Dù bạn có khéo léo thế nào thì vẫn tồn tại kẽ hở. Nhất là khi độ cao 2 bức tường không đồng đều.  Điều đó có nghĩa là ngay cả khi bạn đã bịt tôn rồi. Song nước mưa vẫn có thể lọt vào như thường. Và hình thức lọt lại là chảy theo bề mặt tường xuống.

||| Xem thêm: Tường hai bên quá sát – bị ngấm nước thì phải chống thấm thế nào?

chống thấm khe giáp lai 2 nhà

Giải pháp chống thấm tường giáp lai 2 nhà hiệu quả là gì?

Sử dụng tôn bịt có thể hạn chế nước mưa xâm nhập nhưng không mang đến nhiều hiệu quả chống thấm cho tường. Nếu muốn sử dụng phương án này, chúng ta phải kết hợp kèm theo một số phụ gia như keo, màng dán để tạo độ khít giữa tường và tôn. Tuy nhiên, ngay cả trường hợp này hiệu quả có được chỉ khi tường mới thi công xong. Chưa bị ngấm ẩm ở khe tường. Còn khi đã ngấm ẩm, cách làm này có ngăn nước mưa xâm nhập thêm. Nhưng không giải quyết triệt để được thấm dột trước đó.

Nếu là các khe giáp lai có diện tích đủ lớn, chúng ta có thể tiến hành xử lý chống thấm thuận ở mặt ngoài. Sử dụng màng chống thấm dung môi đàn hồi như Flinkote được xem là gợi ý khá tốt.

Nếu trường hợp khe giáp lai quá hẹp và chúng ta không có cách nào xử lý được ở mặt ngoài. Thì phương án tối ưu chính là áp dụng kỹ thuật chống thấm ngược cho mặt tường ở bên trong. Một số giải pháp trong trường hợp này là sử dụng màng khò nóng chống thấm ở mặt tường bên trong. Hoặc sử dụng sika chống thấm hiệu quả bằng các tinh thể lỏng gắn kết vĩnh viễn với tường bê tông.

||| Xem thêm: Khi nào sẽ cần phải áp dụng kỹ thuật thi công chống thấm ngược

Liên hệ tư vấn chi tiết

Trên đây là một số thông tin sơ bộ liên quan đến hoạt động xử lý chống thấm dột tường giáp lai 2 nhà. Quý khách hàng muốn được hỗ trợ tư vấn chi tiết. Hoặc yêu cầu dịch vụ kỹ thuật chuyên nghiệp tin cậy để khắc phục sự cố. Xin vui lòng liên hệ ngay đến: 

Quyết Tiến – 096 424 6068

Với 20 năm kinh nghiệm trong nghề, Quyết Tiến tự tin có thể mang đến cho quý khách hàng sự hài lòng tin cậy nhất.

Trân trọng!

Call Now Button